Skip to content
Song-Dong-Khoi-bac-ninh
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nguồn nước đang bị ô nhiễm. Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, bao bọc bởi 4 con sông Đuống, sông Luộc, sông Hồng và sông Thái Bình, chịu trách nhiệm tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Thực trạng Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải chảy qua thị xã Thuận Thành, huyện Gia Bình và Lương Tài, bao gồm các sông Đông Côi, sông Bùi, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình, sông Ngụ, sông Dâu và các kênh tưới như: Kênh Giữa, kênh Bắc, kênh Vàng. Hệ thống này đóng vai trò hết sức quan trọng trong  sản xuất nông nghiệp, nhưng nguồn nước đang bị ô nhiễm. Theo đánh giá của Sở TN &MT: Hiện nay có 205 tổ chức, cá nhân xả thải nước ra hệ thống Bắc Hưng Hải. Trong đó, gồm thị xã Thuận Thành 109 tổ chức, cá nhân; huyện Lương Tài 52 tổ chức, cá nhân và huyện Gia Bình là 44 tổ chức, cá nhân. Từ năm 2022 đến nay, Sở TN & MT, Công an tỉnh, Sở NN & PTNT, các huyện, thị xã Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành tiến hành kiểm tra 200 tổ chức, cá nhân có yếu tố xả thải vào hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải: Yêu cầu 16 cơ sở dừng hoạt động; 117 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường, tổng số tiền phạt hơn 3,7 tỷ đồng. Nguyên nhân gây ô nhiễm hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải Do các Cụm công nghiệp ở những địa phương trên chưa có hạ tầng đồng bộ; Nhiều doanh nghiệp cho thuê lại đất, các đơn vị thuê lại không có hồ sơ môi trường theo quy định, gây khó khăn trong việc quản lý, đặc biệt là các biện pháp xử lý chất thải phát sinh của từng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất; lượng nước xả thải trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư, CCN và một số làng nghề chưa được xử lý, lắng đọng lâu ngày dẫn đến ô nhiễm hữu cơ; Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thấp, không chịu đầu tư các công trình bảo vệ môi trường… dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước có nguy cơ gia tăng tại đây. UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chỉ đạo kịp thời Trước thực tế đó, UBND tỉnh có Văn bản số 83/BC-UBND báo cáo với Chính phủ về tình trạng ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải chảy qua địa bàn Bắc Ninh. Đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương có tuyến sông nằm trong hệ thống phối hợp chặt chẽ trong việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm theo quy định đối với những cá nhân, tổ chức tự ý đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước; yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư công trình xử lý nước thải để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; Cần điều chỉnh quy trình vận hành các công trình tiêu nước để giảm thiểu các tác động của ô nhiễm nước, khuyến cáo các đơn vị khai thác công trình thủy lợi và người dân về trách nhiệm bảo vệ nguồn nước theo quy định của Luật Thủy lợi; thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy, thu gom rác thải tồn đọng trên hệ thống; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải ra sông ngòi, kênh mương; đốc thúc triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các huyện, thị xã Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành để xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề, CCN… giảm thiểu tối đa những phát sinh gây ô nhiễm nguồn nước. Kiến nghị và đề xuất Bắc Ninh cũng kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương sớm xây dựng Quy chế về quản lý và bảo vệ nguồn nước hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải; thống nhất cơ chế thải vào hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải; hướng dẫn, thực hiện điều tra, đánh giá sức chịu tải và phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải; đề xuất cải tạo, nâng cấp toàn hệ thống để bảo đảm chức năng tưới, tiêu, điều tiết nước và vận hành hiệu quả các trạm bơm, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay thị xã Thuận Thành có 3 con sông chính: Sông Dâu - Dâu Đình Dù, Sông Dâu Lang Tài, Sông Đông Côi Đại Quảng Bình; huyện Gia Bình có 2 tuyến chính: Sông Ngụ và các Kênh Bắc, Kênh Đại Quảng Bình, các tuyến kênh cấp 1, 2, nội đồng; huyện Lương Tài có 9 tuyến sông tiêu chính, chiều dài khoảng 56,5 km và 5 tuyến tưới chính, chiều dài khoảng 35,75 km nằm trong hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Hầu hết các tuyến sông, kênh được nạo vét, vớt bèo, rác thải, khơi thông dòng chảy, và đang tập trung khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, chắc chắn hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải sẽ bảo đảm chất lượng nguồn nước, phục vụ đắc lực sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân. Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/ Thông tin:  Email:  info@ilotusland.com Đường dây nóng:  +84 909 403 778 FacebookiLotusLand – Dẫn đầu về Giải pháp IoT công nghiệp Linked in:  iLotusLand – Nền tảng IoT đầu tiên tại Việt Nam
Read more
toan-canh-hoi-nghi-tp-xanh-sach-1
Chiều 23/8, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị chuyên đề giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước” giai đoạn 2023 – 2025. Chương trình do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thành phố tổ chức. Tham dự Hội nghị có ông Võ Văn Thiện, Trưởng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Trần Kim Yến – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP; bà Nguyễn Thị Bạch Mai, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy; ông Lê Xuân Viên, Phó trưởng Ban Đô thị HĐND Thành phố; Hoa hậu Môi trường Nguyễn Thanh Hà, Đại sứ thiện chí Liên hiệp quốc cùng các nhà khoa học, các diễn giả… Hội nghị đã thảo luận và đưa ra những giải pháp như: Truyền thông, sử dụng các phương tiện thông tin, mạng xã hội cho từng đối tượng cụ thể: Trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, hội viên, đoàn viên, người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo; áp dụng công nghệ kỹ thuật trong thu gom, quản lý, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt là vấn đề về chất thải nhựa; sử dụng công nghệ sinh học để tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, sản xuất phân compost; áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải rắn và xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới về quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn; quy hoạch đô thị, bố trí phù hợp các điểm trung chuyển chất thải rắn, bố trí thùng rác công cộng hợp lý trên các tuyến đường, tuyến phố đông dân cư; sự nêu gương, tạo hiệu ứng thu hút tình nguyện viên, người dân tham gia vệ sinh môi trường và phát huy vai trò tự quản của người dân, thực hiện các mô hình tham gia bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng dân cư… Theo Thượng tọa Thích Nhuận Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo đã tích cực tham gia vào các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua nhiều hoạt động cụ thể của từng tôn giáo; vận động các chức sắc, tín đồ cam kết tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, không sử dụng vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại. Theo GS.TS Nguyễn Văn Phước,Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Thành phố, từ năm 2021 đến nay, Thành phố đã rà soát, ghi nhận phát sinh 568 điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, giải tỏa 505 điểm, đạt tỷ lệ 98%, trong đó chuyển hóa được 198 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng (công viên, vườn hoa, sân chơi thể thao…). Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Trần Kim Yến khẳng định: “Cuộc vận động này rất hay và ý nghĩa. Mong muốn của cơ quan, đơn vị là, việc giữ gìn TP xanh sạch không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước mà phải huy động được mọi người dân, doanh nghiệp, tổ chức… cùng tham gia. Chính những hành động chung tay đó góp phần làm cho cuộc vận động mang lại hiệu quả thiết thực hơn”. Bà Yến cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm nghiên cứu thực hiện một số nội dung như: Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác đối thoại, tuyên truyền và vận động nhân dân, người lao động, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương, cơ quan, đơn vị với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Tổ chức tuyên truyền, vận động đến tất cả người dân, hộ gia đình, tiểu thương tại các chợ dân sinh, chủ nguồn thải giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, tăng cường sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần. “Buổi thảo luận hôm nay ngoài những nghiên cứu về khoa học, áp dụng về mặt quản lý Nhà nước, chúng ta còn thấy có những ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp giúp cho địa bàn cơ sở, tức là UBND thị xã, thị trấn thông qua đó quản lý được vấn đề rác thải trên địa bàn, giúp cho việc xử lý những điểm rác mới phát sinh nhanh chóng. Từ đó làm cho địa bàn sạch hơn và cũng góp phần khiến cho một bộ phận người dân cũng phải e ngại mỗi khi họ bỏ rác trên tuyến đường đang rất sạch” - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chia sẻ. Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/ Thông tin:  Email:  info@ilotusland.com Đường dây nóng:  +84 909 403 778 FacebookiLotusLand – Dẫn đầu về Giải pháp IoT công nghiệp Linked in:  iLotusLand – Nền tảng IoT đầu tiên tại Việt Nam
Read more
giao-thong-trong-gio-cao-diem-jakata
Các công chức và sinh viên tại thủ đô Jakarta (Indonesia) sẽ làm việc tại nhà trong 2 tháng – để chính phủ tìm cách giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí. Động thái trên nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang bủa vây thành phố 10 triệu dân này trong những tháng gần đây. Jakarta đã liên tục lọt vào nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới kể từ tháng 5, theo dữ liệu được tổng hợp bởi công ty công nghệ chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir. Theo đó, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác như Riyadh (Saudi Arabia), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan) Người đứng đầu Cơ quan Truyền thông, Thông tin và Thống kê Jakarta, ông Sigit Wijatmoko cho biết thành phố sẽ bắt đầu áp dụng chính sách làm việc từ xa đối với 50% nhân viên trong tuần này cho đến ngày 21/10. Yêu cầu trên sẽ chỉ áp dụng đối với những công chức không trực tiếp phục vụ người dân. “Chúng tôi sẽ đảm bảo hệ thống làm việc từ xa sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ cộng đồng”, ông Wijatmoko khẳng định. Khoảng 200.000 người lao động đang phục vụ cho hệ thống hoạt động của Jakarta, trong đó 30% là công chức. Ông Wijatmoko cho biết thêm, chính sách làm việc từ xa sẽ tiếp tục được mở rộng đến 75% công chức làm việc ở gần địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến diễn ra từ ngày 5 - 7/9 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta ở Nam Jakarta. Thành phố này cũng sẽ yêu cầu các trường học nằm xung quanh địa điểm tổ chức hội nghị triển khai hình thức học từ xa đối với 50% học sinh trong thời gian diễn ra cuộc họp cấp cao trên. Các trường học nằm xung quanh khu vực Thamrin-Sudirman và Menteng ở trung tâm Jakarta, cũng như Kuningan ở Nam Jakarta, sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Học sinh có thể trở lại trường học sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc. Ngoài làm việc và học tập từ xa, chính quyền Jakarta cũng đang làm việc với chính quyền trung ương để tăng cường nỗ lực kiểm soát khí thải của các phương tiện trong thành phố. Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã tiến hành kiểm tra khí thải trên tất cả các phương tiện của nhân viên. Cuộc kiểm tra này sẽ được áp dụng đối với mọi phương tiện đi vào văn phòng của bộ ở Nam Jakarta. Đầu tuần này, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp thông báo Siti Nurbaya Bakar cảnh sát Jakarta sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện hoạt động trong thủ đô. Nếu phương tiện không đạt tiêu chuẩn hoặc chưa từng kiểm tra khí thải, người chủ phương tiện sẽ bị phạt nặng. Chính phủ Indonesia cũng đang có kế hoạch yêu cầu kiểm tra khí thải như một phần của quy trình xin giấy phép đăng ký phương tiện. Jakarta hiện có hơn 24,5 triệu phương tiện lưu thông, với hàng triệu phương tiện đi lại từ các thành phố lân cận mỗi ngày. Nghiên cứu từ năm 2019 của Cơ quan Môi trường Jakarta và Vital Strategies cho thấy khí thải từ phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở thủ đô, góp phần gây ra tới 57% ô nhiễm trong mùa khô. Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm này, Jakarta từ năm 2020 đã yêu cầu chủ sở hữu các phương tiện cơ giới hoạt động trên 3 năm phải thực hiện kiểm tra khí thải hằng năm. Nhưng chỉ có tới 10% phương tiện ở Jakarta chấp hành quy định trên. Mặt khác, chính quyền của các thành phố vệ tinh không có quy định tương tự, mặc dù mọi phương tiện di chuyển đến, vào hoặc qua Jakarta đều phải tuân theo quy định kiểm tra khí thải bắt buộc của thành phố. Để giảm thiểu tác động sức khỏe của ô nhiễm, thành phố 10 triệu dân này đã tăn cường tính sẵn sàng tại các cơ sở chăm sóc y tế nhằm đối mặt với làn sóng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp. Quyền Giám đốc Cơ quan Y tế Jakarta Ani Ruspitawati cho biết Jakarta có hơn 200 trung tâm y tế cộng đồng và 300 bệnh viện để điều trị cho những người mắc bệnh về đường hô hấp. Người dân đã phản ánh về tình trạng sức khỏe xấu đi trong những tuần gần đây khi thành phố này ghi nhận mức độ ô nhiễm PM2.5 “không tốt cho sức khỏe. PM2.5 là một loại bụi mịn xâm nhập vào đường thở và gây ra các vấn đề về hô hấp. Một số bác sĩ chuyên khoa phổi cũng cho biết họ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khi tình trạng ô nhiễm của thành phố gia tăng. Mỗi tháng trong năm nay, thành phố này ghi nhận khoảng 146.000 ca mắc bệnh đường hô hấp. Con số này tương đương với mức được ghi nhận vào năm 2018 và 2019 trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Cải thiện chất lượng không khí là một trong những mục tiêu mà Chính quyền thủ đô Jakarta đang nỗ lực đẩy mạnh. Gần đây nhất, nhà chức trách đã công bố kế hoạch xây dựng 23 công viên mới nhằm cải thiện chất lượng không khí ở thành phố này. Ô nhiễm không khí ở Jakarta chủ yếu do khí thải của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp, sản xuất nằm quanh đó. Bên cạnh xây thêm công viên, chính quyền cũng đang đưa vào áp dụng các loại xe buýt điện. Việc kiểm soát lưu lượng phương tiện giao thông cũng đang được tiến hành. Đại Phong (T/h) Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/  Thông tin liên hệ:  Email: info@ilotusland.com Hotline: +84 909 403 778 FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam
Read more

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.