Theo nghiên cứu, Việt Nam xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Trong đó, ở các thành phố lớn có mật độ dân cư đông đúc như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống giám sát không khí xung quanh là công cụ cần thiết để quản lý hiện trạng chất lượng không khí, giúp đưa ra giải pháp phù hợp. Do đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí QCVN 05:2023/BTNMT nêu rõ yêu cầu về thông số, thiết bị trong việc giám sát chất lượng không khí xung quanh.
Giám sát không khí xung quanh
Giám sát không khí xung quanh là việc đánh giá một cách có hệ thống, lâu dài mức độ ô nhiễm bằng cách đo số lượng và loại chất ô nhiễm nhất định trong không khí xung quanh, ngoài trời. Việc thu nhập dữ liệu, đánh giá có hệ thống chất lượng không khí xung quanh là điều cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng không khí hiệu quả.
Mục tiêu chính của việc thu thập dữ liệu giám sát không khí xung quanh bao gồm đánh giá mức độ ô nhiễm, cung cấp dữ liệu ô nhiễm không khí kịp thời cho doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời hỗ trợ đạt được các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn chất lượng không khí, đánh giá hiệu quả của các chiến lược kiểm soát khí thải. Từ đó cung cấp thông tin về hiện trạng và sự thay đổi trong chất lượng không khí. Ngoài ra còn hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu về tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí.
Các thông số phân tích và giám sát không khí xung quanh tiêu chuẩn
Có 8 tham số cơ bản là tác nhân gây ô nhiễm không khí được đưa vào giám sát liên tục gồm: lưu huỳnh đioxit (SO2), Cacbon monoxit (CO), Nitơ đioxit (NO2), Ozone (O3), tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, Bụi PM2,5, chì (Pb). Những chất khí , bụi này là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Là nguyên dân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp cấp tính, mãn tính.
Bên cạnh các thiết bị phân tích giám sát chất lượng không khí cơ bản, hệ thống quan trắc không khí xung quanh cần trang trang bị thêm thiết bị phân tích chỉ tiêu khí tượng mở rộng như: đo độ ẩm, đo nhiệt độ, áp suất khí quyển, đo lượng mưa, đo hướng và tốc độ gió,… Đây là các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT), thay thế cho QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT. Điều này quy định giá trị giới hạn tối đa các thông số cơ bản và các thông số độc hại trong không khí xung quanh.
Trong đó, quy định giá trị giới hạn tối đa của các thông số cơ bản, gồm SO2, CO, NO2, O3, tổng bụi lơ lửng, bụi PM 10, PM 2.5 và các thông số độc hại trong không khí xung quanh để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng không khí trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ. Giá trị giới hạn các thông số được quy định tính theo trung bình 1 giờ, 8 giờ, 24 giờ và trung bình năm.
Theo giá trị giới hạn tối đa các thông số cơ bản trong không khí xung quanh, nồng độ SO2 không vượt quá 350 µg/Nm3/giờ, 50 µg/Nm3/năm ; nồng độ CO không quá 30.000 µg/Nm3/giờ và không quá 10.000 µg/Nm3/8 giờ; nồng độ NO2 và O3 không quá 200 µg/Nm3/giờ; tổng bụi lơ lửng không vượt ngưỡng 300 µg/Nm3/giờ, 200 µg/Nm3/24 giờ và giá trị trung bình năm không vượt 100 µg/Nm3; nồng độ bụi PM 10 không vượt ngưỡng 100 µg/Nm3/24 giờ và 50 µg/Nm3/năm. Giá trị trung bình năm nồng độ bụi PM 2.5 không quá 25 µg/Nm3.
Đối với các thông số độc hại trong không khí xung quanh đã quy định đối với 37 thông số, bao gồm nhóm các hợp chất vô cơ có 17 chất (gồm các hợp chất kim loại nặng, hơi axit, hơi kiềm, amiăng, tinh thể SiO2 hô hấp) và nhóm các hợp chất hữu cơ với 12 chất và nhóm các hợp chất gây mùi khó chịu với 8 chất. Trong đó bỏ quy định đối với giá trị giới hạn trung bình năm.
Về phương pháp xác định, có thể áp dụng phương pháp theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong Thông tư số 10/2023/TT-BTNMT. Đồng thời, có thể sử dụng kết quả quan trắc từ thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí, đáp ứng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Quy định cũng nêu rõ, việc quan trắc định kỳ hoặc tự động, liên tục chất lượng không khí và sử dụng kết quả quan trắc để trực tiếp cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
iLotusLand – Phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc môi trường
Phần mềm iLotusLand là giải pháp đo lường và báo cáo các thông số từ hệ thống quan trắc, đồng thời phân tích dữ liệu quan trắc không khí ứng dụng IoT. Các chỉ số đo lường sẽ luôn được báo cáo liên tục theo thời gian thực và được công bố minh bạch, giúp người dân có thể theo dõi chất lượng không khí để bảo vệ sức khoẻ của mình. Bên cạnh đó, dữ liệu thu nhập được giúp cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý trong việc giám sát và quản lý chất lượng không khí xung quanh.
Với sứ mệnh bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của chúng ta một cách tốt đẹp nhất, iLotusLand với đội ngũ kỹ thuật là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, cam kết tư vấn, thiết kế và lắp đặt cho khách hàng một hệ thống dữ liệu phần mềm quan trắc môi trường tự động, toàn diện, dễ dàng lắp đặt và vận hành ổn định.
Với hơn 9 năm kinh nghiệm, iLotusLand đã cung cấp thành công các giải pháp cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. iLotusLand đã kết nối hơn 1000 trạm quan trắc, ứng dụng cho hơn 600 Nhà máy FDI, KCN và các cơ quan nhà nước, Sở, Bộ về môi trường. Ngoài ra, iLotusLand đã xuất khẩu phần mềm sang 6 thị trường: Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Indonesia, UAE và Ukraine.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm những thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng nhất!
Thông tin liên hệ:
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
Facebook: iLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam