Skip to content

Quy định về quan trắc môi trường lao động

Tháng mười hai 6, 2023

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và nghị định 44/2016/NĐ-CP, tất cả công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nơi có người lao động đang làm việc đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc và sức khoẻ người lao động,

Tại sao cần phải thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Mọi cơ sở lao động đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không phân biệt quy mô, ngành nghề hoạt động có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi quản lí định kì ít nhất 1 năm 1 lần.

Quan trắc môi trường lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP
Quan trắc môi trường lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP

Việc làm này giúp người sử dụng lao động quản lí môi trường nơi làm việc, sản xuất, chế biến. Ngoài ra còn thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng làm căn cứ đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe. Việc phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động không những giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp pháp lý, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, người lao động; thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử độc, khử trùng ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng. Khắc phục, kiểm soát các yếu tố có hại nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn lao độngđồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.

Các quy định ở Việt Nam

Hiện nay các văn bản quy định gồm có:

Luật an toàn, vệ sinh lao động
Luật an toàn, vệ sinh lao động

Nguyên tắc và quy trình thực hiện 

Tại Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:

  • Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ergonomy quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
  • Thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  • Quá trình cần bảo đảm như sau:
    • Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
    • Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
    • Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
  • Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
    • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
    • Tổ chức đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
    • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức thực hiện được thanh toán chi phí; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

Tại Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:

  • Trước khi thực hiện, tổ chức cần đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
  • Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
  • Trường hợp kết quả không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
    • Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
    • Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
    • Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

Theo dõi iLotusLand để cập nhật thêm những thông tin liên quan đến những lĩnh vực quan trắc môi trường.

CÁC VĂN BẢN KHÁC

What’s next?

chinh-phu-quy-dinh-ve-quan-trac-nuoc-thai-moi-nhat-2022
Hệ thống quan trắc nước thải tự động được triển khai thực hiện theo một số quy định như Luật BVMT 2022 mới nhất, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Thay đổi mới liên quan đến đối tượng, thông số, tần suất và thời hạn phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục tích hợp vào trong giấy phép môi trường. [caption id="attachment_2110" align="aligncenter" width="1406"] Hệ thống quan trắc nước thải tại Amata Đồng Nai[/caption] Quy định quan trắc nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường 2022 mới nhất Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng…
Đọc thêm
cong-khai-du-lieu-moi-truong-tai-Cty-Hung-Nghiep-Formosa
Công khai thông tin môi trường là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, mang lại sự minh bạch và trách nhiệm trong việc chia sẻ thông tin về tình trạng môi trường với cộng đồng. Điều này không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và duy trì một môi trường sống lành mạnh cho cả con người và tự nhiên. Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, với những thách thức như biến…
Đọc thêm
tram-quan-trac-khong-khi-xung-quanh-so-tnmt-Tra-Vinh
Theo nghiên cứu, Việt Nam xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Trong đó, ở các thành phố lớn có mật độ dân cư đông đúc như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống giám sát không khí xung quanh là công cụ cần thiết để quản lý hiện trạng chất lượng không khí, giúp đưa ra giải pháp phù…
Đọc thêm
xu-ly-nuoc-thai-tai-kcn-nha-may
Nước thải là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại, khi mà sự phát triển công nghiệp và dân số đang tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, việc hiểu rõ về nước thải, đặc tính, phân loại và quy trình xử lý theo quy định là cực kỳ quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá những khía cạnh quan trọng của vấn đề này. Nước thải Nước thải là gì? Theo  nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ:…
Đọc thêm
quy-dinh-du-lieu-quan-trac-moi-truong-thong-tu-10-2021-tt-btnmt
Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.   Số ký hiệu 10/2021/TT-BTNMT Ngày ban hành 30-06-2021 Ngày có hiệu lực 16-08-2021 Loại văn bản Thông tư Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký Võ Tuấn Nhân Trích yếu Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Tài liệu đính kèm Thông tư 10/2021/TT-BTNMT…
Đọc thêm
Thong-tu-02-2022-TT-BTNM
Ngày 10/01/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 36/2017/NĐ-CP, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.