Hệ thống quan trắc nước thải tự động được triển khai thực hiện theo một số quy định như Luật BVMT 2022 mới nhất, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Thay đổi mới liên quan đến đối tượng, thông số, tần suất và thời hạn phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục tích hợp vào trong giấy phép môi trường.
Quy định quan trắc nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường 2022 mới nhất
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Theo điều luật 111: Quan trắc nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường mới nhất 2022 có quy định:
Đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục
Theo điều 111 của Luật BVMT 2022 mới nhất, đối tượng quan trắc nuốc thải tự đông, liên tục bao gồm:
+ Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
+ Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên ra môi trường;
+ Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
- Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
Quy định tại Khoản 1 Điều 97 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Mức lưu lượng xả nước thải được tính theo tổng công suất thiết kế của tất cả các công trình, thiết bị xả nước thải ra môi trường ghi trong giấy phép môi trường và được quy định như sau:
- Mức lưu lượng xả nước thải trung bình của dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải lớn từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên;
- Mức lưu lượng xả nước thải lớn của dự án, cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ 500 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 1.000 m3/ngày (24 giờ); mức lưu lượng xả nước thải rất lớn từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
Quy định quan trắc nước thải theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP mới nhất
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Số ký hiệu | 08/2022/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 10-01-2022 |
Ngày có hiệu lực | 10-01-2022 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Lê Văn Thành |
Trích yếu | Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường |
Tài liệu đính kèm | Nghị định 08/2022/NĐ-CP |
Quan trắc nước thải định kỳ
Mức lưu lượng xả nước thải được tính theo tổng công suất thiết kế của tất cả các công trình, thiết bị xả nước thải ra môi trường ghi trong giấy phép môi trường.
- Thông số và tần suất thực hiện theo GPMT. Thông số quan trắc dựa theo quy chuẩn, loại hình sản xuất, nguyên nhiên liệu, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần (dự án, cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) và 6 tháng/lần cho các trường hợp còn lại.
Quan trắc nước thải tự động, liên tục
Thời hạn hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (có camera theo dõi và thiết bị lấy mẫu tự động) và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 đối với dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, dự án đầu tư có mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường quy định tại Cột 4 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định này phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Dự án, cơ sở xả nước làm mát có sử dụng clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật ra môi trường với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên thì chủ dự án, cơ sở lắp đặt các thông số quan trắc tự động, liên tục gồm: lưu lượng, nhiệt độ và clo đối với nguồn nước làm mát đó;
Chủ dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có văn bản thông báo theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đến cơ quan đã cấp giấy phép môi trường; trường hợp giấy phép môi trường do cơ quan trung ương cấp (trừ trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh) phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.
Hệ thống quan trắc nước thải iMisff 3101
iMisff 3101 là giải pháp giám sát quan trắc nước thải tự động liên tục toàn diện, sáng tạo với 5 thông số chính. Hệ thống được bao gồm trong một trạm duy nhất, hợp lý hóa việc tích hợp phần cứng và phần mềm quản lý dữ liệu quan trắc để tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Tất cả các thiết bị đều được tích hợp sẵn vào một trạm giám sát duy nhất.
- Dễ dàng cài đặt và giám sát số liệu thông qua các màn hình điều khiển.
- Truy cập giám sát từ xa thông qua nền tảng iLotusLand – phần mềm quản lý và giám sát dữ liệu quan trắc.
- Chi phí thấp cho việc bảo trì và bảo dưỡng.
Vì vậy, với hệ thống quan trắc nước thải iMisff 3101 đảm bảo quá trình đo lường, phân tích các thông số, thành phần của nước thải sau khi đã qua quy trình xử lý hoặc sản xuất một cách liên tục. Quan trắc nước thải là một bước quan trọng trong quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên nước, theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT do Chính phủ Việt Nam ban hành.