Skip to content

Thông tư 17/2021-TT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước mới nhất

Tháng chín 29, 2023

Những quy định về quan trắc nước thải có trong Thông tư 17/2021-TT của Bộ tài nguyên Môi trường. Quy định về việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các cơ sở có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ nước biển). Với mục đích chia sẻ thông tin về giám sát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước đến với các công ty, doanh nghiệp đang trong lĩnh vực kinh doanh liên quan. Đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước với cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Thông-tư-17-quy-dinh-quan-trac-nuoc-thai
Thông-tư-17/2021-TT-BTNMT

Một số điểm mới về quy định quan trắc nước thải

Ngày 14/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thông tư ban hành thay thế Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý ngành tài nguyên nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Thông tư này quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ khai thác, sử dụng nước biển) thuộc một trong các trường hợp phải có giấy phép sau đây:

1. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW, bao gồm cả hồ chứa thủy lợi kết hợp với phát điện.

2. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m³/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m³/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.

3. Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có quy mô trên 0,1 m³/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m³/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác.

4. Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m³/ngày đêm.

Yêu cầu từ Bộ TN&MT về Thông tư 17/2021-TT-BTNMT

Để bảo đảm yêu cầu giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc trong quá trình khai thác của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Thông tư, Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị các tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung như sau:

  • Đối với công trình đã lắp đặt thiết bị quan trắc, kết nối, truyền, cập nhật số liệu về hệ thống giám sát theo quy định của Thông tư số 47/2017/TTBTNMT, tiếp tục thực hiện hoặc được điều chỉnh theo quy định của Thông tư này và tiếp tục truyền, cập nhật số liệu về hệ thống giám sát, phải đảm bảo kết nối ổn định để tiếp tục giám sát theo quy định.
  • Đối với công trình đã vận hành nhưng chưa lắp đặt thiết bị quan trắc, chưa kết nối, truyền, cập nhật số liệu về hệ thống giám sát hoặc đã kết nối nhưng chưa đảm bảo theo quy định của Thông tư này thì phải lập phương án đầu tư, lắp đặt thiết bị đo đạc, quan trắc tại công trình và kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu (hoàn thành chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2022) vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  • Các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 8 và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT. Đối với công trình chưa vận hành thì phải hoàn thành việc kết nối, truyền, cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát trước khi vận hành công trình.

 Ba thành phần chính của hệ thống giám sát quan trắc nước thải

Ba thành phần chính của hệ thống giám sát được quy định trong Thông tư TT 17/2021/TT-BTNMT là: 

  1. Hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ và phần mềm giám sát: Bao gồm các thiết bị mạng, máy chủ và phần mềm giám sát để quản lý giấy phép, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở trung ương, địa phương.
  2. Cơ sở dữ liệu giám sát: Nơi tổ chức và quản lý việc giám sát, xử lý thông tin và đưa ra các biện pháp giải quyết khi phát hiện vi phạm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Bao gồm thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương, tập hợp các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc của công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các thông tin, dữ liệu khác phục vụ giám sát.  
  3. Thiết bị giám sát: Bao gồm các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu. Các thiết bị được sử dụng để thu thập dữ liệu và truyền tải thông tin về việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

 Đối tượng áp dụng của Thông tư 17/2021-TT-BTNMT

Đối tượng áp dụng của Thông tư TT 17/2021/TT-BTNMT là các cơ sở có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ nước biển). Các cơ sở này bao gồm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Cụ thể:

  • Công trình hồ chứa khai thác nước mặt phục vụ phát điện (W>50kW)
  • Công trình hồ chứa khai thác nước mặt, quy mô > 0,1 m³/s phục vụ nước cấp SXNN, nuôi trồng thủy sản hoặc trên 100m³/ngd.
  • Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác
  • Công trình khai thác nước dưới đất, Q= 10m³/ng

Các thông số giám sát quan trắc nước thải

Các thông số giám sát được quan trắc, đo đạc trực tiếp hoặc tính toán gián tiếp qua các thông số đo đạc khác nhưng phải bảo đảm tính chính xác và trung thực. Bao gồm vị trí, thông số, tần suất quan trắc chất lượng nước phục vụ giám sát thực hiện theo quy định của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (nếu có). Việc giám sát các thông số này được thực hiện bằng các hình thức giám sát tự động, trực tuyến, giám sát định kỳ và giám sát bằng camera.                 

Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu hệ thống giám sát phải quản lý các thông tin chủ yếu như: 

  1. Thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương
  2. Thông tin về các trạm quan trắc, công trình/cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên bản đồ nền theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
  3. Thông tin về các thiết bị đo đạc, quan trắc của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  4. Thông tin về các chỉ tiêu giám sát, số liệu đo đạc, quan trắc của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  5. Thông tin về các kết quả giám sát, báo cáo theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các yêu cầu đối với phần mềm giám sát quan trắc nước thải

  1. Hệ thống phần mềm giám sát phải được cài đặt và triển khai trên hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ và các thiết bị phụ trợ khác phải đảm bảo an toàn, bảo mật và hoạt động ổn định.
  2. Phần mềm giám sát phải được thiết kế chạy trên nền Web, có giao diện tương thích với thiết bị truy cập (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh).
  3. Phần mềm giám sát phải có khả năng nhận dữ liệu từ các thiết bị đo đạc, quan trắc của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu giám sát thông qua hệ thống hạ tầng mạng, máy chủ và phần mềm giám sát.
  4. Phần mềm giám sát phải có khả năng gửi cảnh báo/thông báo tới chủ công trình/cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giá trị thông số đo vượt ngưỡng cho phép được quy định trong giấy phép hoặc số liệu không đúng theo cấu trúc, định dạng của phần mềm.
  5. Phần mềm giám sát phải có khả năng quản lý số liệu quan trắc của từng công trình/cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
  6. Phần mềm giám sát phải có khả năng quản lý thông tin dữ liệu giám sát các công trình/cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm: lịch sử kết nối; lịch sử vượt ngưỡng; lịch sử thông báo/cảnh báo.

Tất cả các yêu cầu này đều nhằm đảm bảo tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục của phần mềm giám sát, giúp kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước của đất nước.

Tram-Quan-trac-nuoc-thai-Amata-Dong-Nai
Trạm Quan trắc tự động nước thải Amata Đồng Nai

Phần mềm quản lý quan trắc iLotusLand đáp ứng Thông tư 17 

Phạm vi giải pháp:

  • Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).
  • Quản lý thông tin giấy phép tài nguyên nước dùng chung của trung ương và địa phương; tập hợp các thông tin, số liệu đo đạc, quan trắc của công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các thông tin, dữ liệu khác phục vụ giám sát. 

Đối tượng sử dụng:

  • Lãnh đạo Sở TNMT (LĐ): Thực hiện các tác vụ giám sát tổng quan, điều khiển lấy mẫu từ xa, đưa ra các chỉ thị cho các bộ phận liên quan
  • Các bộ quản lý dữ liệu của Sở TNMT – Phòng tài nguyên nước và khí tượng (CBQL): Quản lý dữ liệu các công trình trên địa bàn, đảm bảo về an toàn môi trường.
  • Quản trị hệ thống (QTHT): Cấu hình hệ thống, thực hiện các thiết lập cần thiết để vận hành hệ thống và xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành.
  • Cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên nước (CSKT): Chịu trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin về công trình khai thác tài nguyên nước, thông tin giấy phép.
  • Người dân: Theo dõi các dữ liệu được công bố trên hệ thống Cổng thông tin trực tuyến.

Tải toàn bộ Thông tư 17/2021-TT-BTNMT tại đây: tải file

CÁC VĂN BẢN KHÁC

Tài liệu đính kèm Thông tư 10/2021-TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Luật bảo vệ môi trường mới nhất 2022
Thông tư 17/2021-TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Thông tin liên hệ: 
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

What’s next?

cong-khai-du-lieu-moi-truong-tai-Cty-Hung-Nghiep-Formosa
Công khai thông tin môi trường là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, mang lại sự minh bạch và trách nhiệm trong việc chia sẻ thông tin về tình trạng môi trường với cộng đồng. Điều này không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và duy trì một môi trường sống lành mạnh cho cả con người và tự nhiên. Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, với những thách thức như biến…
Đọc thêm
tram-quan-trac-khong-khi-xung-quanh-so-tnmt-Tra-Vinh
Theo nghiên cứu, Việt Nam xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Trong đó, ở các thành phố lớn có mật độ dân cư đông đúc như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống giám sát không khí xung quanh là công cụ cần thiết để quản lý hiện trạng chất lượng không khí, giúp đưa ra giải pháp phù…
Đọc thêm
xu-ly-nuoc-thai-tai-kcn-nha-may
Nước thải là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại, khi mà sự phát triển công nghiệp và dân số đang tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, việc hiểu rõ về nước thải, đặc tính, phân loại và quy trình xử lý theo quy định là cực kỳ quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá những khía cạnh quan trọng của vấn đề này. Nước thải Nước thải là gì? Theo  nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ:…
Đọc thêm
quan-trac-moi-truong-lao-dong
Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và nghị định 44/2016/NĐ-CP, tất cả công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nơi có người lao động đang làm việc đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc và sức khoẻ người lao động, Tại sao cần phải thực hiện quan trắc môi trường lao động? Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp…
Đọc thêm
quy-dinh-du-lieu-quan-trac-moi-truong-thong-tu-10-2021-tt-btnmt
Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.   Số ký hiệu 10/2021/TT-BTNMT Ngày ban hành 30-06-2021 Ngày có hiệu lực 16-08-2021 Loại văn bản Thông tư Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký Võ Tuấn Nhân Trích yếu Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường Tài liệu đính kèm Thông tư 10/2021/TT-BTNMT…
Đọc thêm
chinh-phu-quy-dinh-ve-quan-trac-nuoc-thai-moi-nhat-2022
Hệ thống quan trắc nước thải tự động được triển khai thực hiện theo một số quy định như Luật BVMT 2022 mới nhất, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Thay đổi mới liên quan đến đối tượng, thông số, tần suất và thời hạn phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục tích hợp vào trong giấy phép môi trường. [caption id="attachment_2110" align="aligncenter" width="1406"] Hệ thống quan trắc nước thải tại Amata Đồng Nai[/caption] Quy định quan trắc nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường 2022 mới nhất Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.