Trong “cuộc đua” hướng đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong tương lai, việc tích hợp các nguyên tắc ESG (Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp) vào chiến lược và hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Vậy ESC là gì? “đầu tư bền vững”, “kinh tế bền vững” là những khái niệm đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Đọc thêm:
- Báo cáo ESG là gì? Cách thức thực hiện báo cáo ESG
- ESG trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau tác động của dịch COVID-19
ESG là gì?
ESG là gì? ESG (Environmental – Social – Governance) là một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.
Việc thúc đẩy áp dụng ESG trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển bền vững, mang lại tác động lan tỏa lớn hơn trong cộng đồng.
Environment – Môi trường
Tiêu chuẩn về môi trường (Environment) đề cập đến mức độ tác động của doanh nghiệp đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Nó bao gồm chính sách sử dụng năng lượng, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đối xử với động vật.
Social – Xã hội
Tiêu chuẩn về xã hội (Social) xem xét mối quan hệ với các bên liên quan cả trong và ngoài công ty. Nó hướng tới các yếu tố liên quan đến quan hệ với đối tác và khách hàng, cũng như với nhân viên. Trong đó có:
- Đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật, đặc biệt đối với thông tin cá nhân của khách hàng.
- Hoạt động hướng tới cộng đồng, đảm bảo công bằng xã hội và đạo đức doanh nghiệp, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và giới tính, …
- Đảm bảo môi trường và điều kiện làm việc của nhân viên. Việc này bao gồm đảm bảo an toàn lao động, công bằng trong đối xử và tuân thủ quy định về mức lương, giờ làm, chính sách bảo hiểm, …
Governance – Quản trị
Tiêu chuẩn quản trị ESG đảm bảo một công ty sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và minh bạch, thực hiện tính trung thực và đa dạng trong việc lựa chọn lãnh đạo, và chịu trách nhiệm trước cổ đông.
Nhà đầu tư ESG có thể yêu cầu đảm bảo rằng các công ty tránh xung đột lợi ích trong việc chọn thành viên hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao, không sử dụng đóng góp chính trị để đạt được đặc quyền đối xử ưu tiên hoặc tham gia vào hành vi bất hợp pháp.
Xu hướng phát triển bền vững ESG tại Việt Nam
Hiện nay, ESG trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để nhà đầu tư lựa chọn doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là trong và sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Bên cạnh lợi ích kinh tế, tuân thủ theo ESG là lựa chọn sống còn của doanh nghiệp.
Dòng tiền đầu tư vào các doanh nghiệp đạt chuẩn ESG tăng lên mạnh mẽ theo sự phát triển của hệ sinh thái ESG. Có thể thấy, nhà đầu tư đang quan tâm lớn đối với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thay vì chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính thông thường.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán luôn biến động thất thường. Vì vậy, nhà đầu tư cần tập trung nhiều hơn đến nền tảng hoạt động của doanh nghiệp. Họ thường ưu tiên những công ty theo đuổi mục tiêu bền vững và hoạt động có trách nhiệm. Bởi đây được dự báo là khoản đầu tư ổn định và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tiêu chuẩn ESG
ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.
Điểm số ESG được đánh giá dựa trên những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội, và hiệu suất quản trị của công ty khi quản lý các ảnh hưởng đó. Điểm ESG càng cao sẽ càng chứng minh thương hiệu thực hành tốt ESG.
Tiêu chuẩn ESG bao gồm đa dạng vấn đề, bắt nguồn từ luật quốc tế, luật địa phương hoặc các thỏa thuận, nguyên tắc ở mỗi quốc gia. Để thực hiện ESG, doanh nghiệp cần đáp ứng 3 trọng tâm chính với hàng chục tiêu chí cụ thể.
Đầu tư ESG tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đây là một tiêu chuẩn quản trị mới, đánh giá các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị của doanh nghiệp. Đầu tư theo tiêu chuẩn ESG không chỉ đơn giản là việc chọn lọc các công ty đáng tin cậy, mà còn tạo ra những lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp.
Thu hút nhà đầu tư và tăng giá trị cổ phiếu
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các yếu tố ESG và ưu tiên đầu tư vào các công ty có hiệu quả về môi trường, xã hội và quản trị tốt. Điều này có thể dẫn đến việc tăng giá trị cổ phiếu của công ty, thu hút nhà đầu tư mới và giảm rủi ro tài chính.
Nâng cao hình ảnh công ty và tạo lòng tin
Công ty thực hiện các hoạt động ESG tốt sẽ có hình ảnh tích cực và được coi là đáng tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng. Điều này có thể dẫn đến tăng cường sự tín nhiệm và mối quan hệ tốt với các bên liên quan, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Tăng cường quản trị rủi ro
Đầu tư vào các yếu tố ESG giúp công ty đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. Việc xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn tốt về ESG giúp giảm nguy cơ pháp lý, quản lý tài nguyên hiệu quả hơn và tạo một môi trường làm việc tích cực.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Công ty có một chiến lược ESG mạnh mẽ thường thu hút và giữ chân nhân tài, đặc biệt là những người trẻ tuổi và nhân viên có ý thức xã hội cao. Các chính sách hỗ trợ đa dạng, sự công bằng và sự phát triển cá nhân có thể làm tăng sự hài lòng và cam kết của nhân viên, đồng thời tạo điều kiện cho sự sáng tạo và hiệu suất tốt hơn.
Kết luận
ESG là một tiếng viết tắt cho môi trường (Environmental), xã hội (Social), và quản trị công ty (Governance). Tuân thủ các nguyên tắc ESG giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định và nhận được sự công nhận từ cộng đồng và nhà đầu tư.
Thông tin liên hệ:
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
Facebook: iLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam