Skip to content

Indonesia: Vấn nạn ô nhiễm không khí

Tháng tám 22, 2023

Các công chức và sinh viên tại thủ đô Jakarta (Indonesia) sẽ làm việc tại nhà trong 2 tháng – để chính phủ tìm cách giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí.
Động thái trên nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang bủa vây thành phố 10 triệu dân này trong những tháng gần đây.

Jakarta đã liên tục lọt vào nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới kể từ tháng 5, theo dữ liệu được tổng hợp bởi công ty công nghệ chất lượng không khí Thụy Sĩ IQAir. Theo đó, Jakarta và các vùng lân cận đã thường xuyên ghi nhận mức độ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 cao gấp nhiều lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, vượt xa các thành phố ô nhiễm nghiêm trọng khác như Riyadh (Saudi Arabia), Doha (Qatar) và Lahore (Pakistan)

Người đứng đầu Cơ quan Truyền thông, Thông tin và Thống kê Jakarta, ông Sigit Wijatmoko cho biết thành phố sẽ bắt đầu áp dụng chính sách làm việc từ xa đối với 50% nhân viên trong tuần này cho đến ngày 21/10.

Yêu cầu trên sẽ chỉ áp dụng đối với những công chức không trực tiếp phục vụ người dân. “Chúng tôi sẽ đảm bảo hệ thống làm việc từ xa sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ cộng đồng”, ông Wijatmoko khẳng định.

giao-thong-trong-gio-cao-diem-jakata
Giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng ở Jakarta vào ngày 21/8, ngày đầu tiên chính quyền bắt đầu kế hoạch làm việc từ xa cho 50% nhân viên – Ảnh: AFP

Khoảng 200.000 người lao động đang phục vụ cho hệ thống hoạt động của Jakarta, trong đó 30% là công chức. Ông Wijatmoko cho biết thêm, chính sách làm việc từ xa sẽ tiếp tục được mở rộng đến 75% công chức làm việc ở gần địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN dự kiến diễn ra từ ngày 5 – 7/9 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta ở Nam Jakarta. Thành phố này cũng sẽ yêu cầu các trường học nằm xung quanh địa điểm tổ chức hội nghị triển khai hình thức học từ xa đối với 50% học sinh trong thời gian diễn ra cuộc họp cấp cao trên.

Các trường học nằm xung quanh khu vực Thamrin-Sudirman và Menteng ở trung tâm Jakarta, cũng như Kuningan ở Nam Jakarta, sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Học sinh có thể trở lại trường học sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc.

Ngoài làm việc và học tập từ xa, chính quyền Jakarta cũng đang làm việc với chính quyền trung ương để tăng cường nỗ lực kiểm soát khí thải của các phương tiện trong thành phố.

Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã tiến hành kiểm tra khí thải trên tất cả các phương tiện của nhân viên. Cuộc kiểm tra này sẽ được áp dụng đối với mọi phương tiện đi vào văn phòng của bộ ở Nam Jakarta.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp thông báo Siti Nurbaya Bakar cảnh sát Jakarta sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện hoạt động trong thủ đô. Nếu phương tiện không đạt tiêu chuẩn hoặc chưa từng kiểm tra khí thải, người chủ phương tiện sẽ bị phạt nặng.

Chính phủ Indonesia cũng đang có kế hoạch yêu cầu kiểm tra khí thải như một phần của quy trình xin giấy phép đăng ký phương tiện.

Jakarta hiện có hơn 24,5 triệu phương tiện lưu thông, với hàng triệu phương tiện đi lại từ các thành phố lân cận mỗi ngày. Nghiên cứu từ năm 2019 của Cơ quan Môi trường Jakarta và Vital Strategies cho thấy khí thải từ phương tiện cơ giới là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở thủ đô, góp phần gây ra tới 57% ô nhiễm trong mùa khô.

Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm này, Jakarta từ năm 2020 đã yêu cầu chủ sở hữu các phương tiện cơ giới hoạt động trên 3 năm phải thực hiện kiểm tra khí thải hằng năm. Nhưng chỉ có tới 10% phương tiện ở Jakarta chấp hành quy định trên.

Mặt khác, chính quyền của các thành phố vệ tinh không có quy định tương tự, mặc dù mọi phương tiện di chuyển đến, vào hoặc qua Jakarta đều phải tuân theo quy định kiểm tra khí thải bắt buộc của thành phố.

Để giảm thiểu tác động sức khỏe của ô nhiễm, thành phố 10 triệu dân này đã tăn cường tính sẵn sàng tại các cơ sở chăm sóc y tế nhằm đối mặt với làn sóng bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp.

Quyền Giám đốc Cơ quan Y tế Jakarta Ani Ruspitawati cho biết Jakarta có hơn 200 trung tâm y tế cộng đồng và 300 bệnh viện để điều trị cho những người mắc bệnh về đường hô hấp.

Người dân đã phản ánh về tình trạng sức khỏe xấu đi trong những tuần gần đây khi thành phố này ghi nhận mức độ ô nhiễm PM2.5 “không tốt cho sức khỏe. PM2.5 là một loại bụi mịn xâm nhập vào đường thở và gây ra các vấn đề về hô hấp.

Một số bác sĩ chuyên khoa phổi cũng cho biết họ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính khi tình trạng ô nhiễm của thành phố gia tăng.

Mỗi tháng trong năm nay, thành phố này ghi nhận khoảng 146.000 ca mắc bệnh đường hô hấp. Con số này tương đương với mức được ghi nhận vào năm 2018 và 2019 trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Cải thiện chất lượng không khí là một trong những mục tiêu mà Chính quyền thủ đô Jakarta đang nỗ lực đẩy mạnh. Gần đây nhất, nhà chức trách đã công bố kế hoạch xây dựng 23 công viên mới nhằm cải thiện chất lượng không khí ở thành phố này.

Ô nhiễm không khí ở Jakarta chủ yếu do khí thải của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp, sản xuất nằm quanh đó. Bên cạnh xây thêm công viên, chính quyền cũng đang đưa vào áp dụng các loại xe buýt điện. Việc kiểm soát lưu lượng phương tiện giao thông cũng đang được tiến hành.


Thông tin liên hệ: 
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

What’s next?

cop-29-2024
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) trở thành một sự kiện quan trọng, quy tụ tập sự tham gia của hơn 190 quốc gia và Liên minh Châu Âu. COP29 được tổ chức tại Baku, Azerbaijan vào tháng 11 năm 2024, là dấu mốc mới trong công cuộc đấu tranh chống biến…
Đọc thêm
nha-may-xu-ly-nuoc-thai-kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đầu tư gần 6000 tỷ đồng, rộng hơn 33 ha là một trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 34.000 m3/h. Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện đang trong giai đoạn 2, thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động vào tháng…
Đọc thêm
anh-huong-bien-doi-khi-hau-len-toan-cau
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái đất và cuộc sống con người trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nắng nóng gay gắt đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Việt Nam cũng không ngoại lệ, phải đối mặt với tình trạng nắng nóng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. [caption id="attachment_3353" align="aligncenter" width="640"] Toàn cầu nóng lên do Biến đổi khí hậu[/caption] Xem…
Đọc thêm
kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Hơn 10 năm trước, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng để cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hứa hẹn một không gian xanh mát giữa lòng đô thị. Tuy nhiên, thực tế ngày nay lại là một hình ảnh đau lòng khi kênh này phải gánh chịu sự tấn công của một lượng rác thải khổng lồ. Mặc dù bờ bên đã được cải tạo, nhưng rác thải sinh hoạt như chai nhựa, túi nilon và xốp ngày càng làm mất đi vẻ đẹp và ý nghĩa của dự án. Điều đáng…
Đọc thêm
hoi-nghi-thuong-dinh-COP28-UAE-2023-VietNam

Việt Nam cam kết tại COP28

Tháng mười hai 28, 2023
COP28 hay Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đã diễn ra tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023. Hội nghị tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến biến đổi khí hậu. Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu được thảo luận và ký kết vào năm 1992 tại Hội nghị Rio de Janeiro. [caption id="attachment_2836" align="aligncenter" width="1920"] Việt Nam cam kết tại COP28[/caption] COP là gì? COP là…
Đọc thêm
nong-len-toan-cau
Sự nóng lên toàn cầu là một tấm thảm phức tạp được dệt thành kết cấu của hệ thống khí hậu hành tinh chúng ta. Với sự nóng lên nhanh hơn bao giờ hết trong những năm vừa qua, nó đã trở thành một thách thức môi trường nghiêm trọng của thời đại ngày nay, gây áp lực rất lớn đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Sự nóng lên toàn cầu Sự nóng lên toàn cầu là sự nóng lên lâu dài của bề mặt Trái đất được quan sát kể từ thời kỳ tiền công nghiệp…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.