Skip to content

Thủng lỗ to khổng lồ tại tầng Ozon của Trái đất

Tháng mười 9, 2023

Dữ liệu vệ tinh đã phơi bày một lỗ thủng khổng lồ chưa từng thấy ở tầng Ozon của Trái Đất, phía trên Nam Cực mà thủ phạm ngoài con người còn có “quái vật” Nam Thái Bình Dương.

Tầng Ozon có vai trò vô cùng quan trọng đối với Trái đất

Tầng Ozon (lá chắn Ozon) là một khu vực trong tầng bình lưu của Trái Đất, hấp thụ đến 99% các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nó chứa nồng độ Ozon cao (O3) liên quan đến các phần khác của khí quyển, mặc dù vẫn còn nhỏ so với các loại khí khác trong tầng bình lưu.

Chúng là một dải khí quyển của Trái đất nằm ở độ cao 15 – 30km so với mặt đất và là nơi có nồng độ Ozon (một loại phân tử oxy có ba nguyên tử thay vì hai) cao. Chúng rất cần thiết cho các dạng sống khác nhau, bao gồm cả con người, vì nó ngăn chặn tia cực tím rất có hại (UV) từ Mặt trời.

Tang-Ozone
Tầng Ozon

Tuy tầng Ozon có kích thước không dày nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ sự sống của trái đất từ những yếu tố gây hại bên ngoài. Nhờ vào sự cản trở của chúng, một phần lớn các tia độc hại không thể ảnh hưởng tới trái đất, bảo vệ con người và sinh vật tốt hơn.

Tầng Ozon được coi như là một lá chắn bức xạ

Lá chắn Ozon bức xạ diễn ra do tiếp xúc với các tia nắng nguy hiểm, vì vậy nếu không được bảo vệ các bức xạ này sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho da và mắt. Khi đó, chúng sẽ thực hiện chức năng bảo vệ và ngăn chặn phần lớn các bức xạ này truyền tới bề mặt.

Tầng Ozon bảo vệ vật lý

Giúp bảo vệ bề mặt trái đất khỏi các thiên thể rơi xuống gần trái đất như thiên thạch. Tầng Ozon sẽ có khả năng phá hủy chúng trước khi chạm đến bề mặt trái đất.

Tầng Ozon kiểm soát ánh sáng

Trái đất hoàn toàn có thể nhận năng lượng từ bức xạ điện từ của mặt trời. Năng lượng trái đất do bề mặt trái đất phản xạ sẽ bị tầng Ozon hấp thụ, phản xạ hoặc truyền đi.

Tầng Ozon kiểm soát sự sống

Tầng Ozon ở trong tầng bình lưu rất có lợi cho việc hấp thụ các tia cực tím. Do đó, sinh vật và con người trên trái đất sẽ được bảo vệ khỏi các tia cực tím độc hại. Những hàm lượng khí như oxy, carbon dioxide, nitơ được coi là có lợi cho động, thực vật và con người.

Tầng Ozon là một bộ điều chỉnh nhiệt độ

Tầng Ozon còn có tác dụng duy trì nhiệt độ trái đất, các phân tử ở nơi có tầng Ozon sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời ngay khi nó đến. Tiếp đến, sẽ lan tỏa hơi ấm ra khắp các hành tính. Các phân tử này cũng sẽ bẫy năng lượng phản xạ từ bề mặt, ngăn không cho phần đêm của hành tinh trở nên quá lạnh.

Nguyên nhân thủng tầng Ozon

Nguyên nhân thủng tầng Ozon được bắt nguồn từ chính các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cụ thể là sự giải phóng quá mức Clo và Brom từ các chất nhân tạo như CFC. CCI3.CH3,…các chất này được gọi là ODS – chất làm suy giảm chính. Clo và Brom được biết là hai chất làm suy giảm và thủng tầng Ozon ở tốc độ siêu âm. Một nguyên tử Clo có khả năng phá vỡ hàng ngàn phân tử Ozon nhưng một nguyên tử Brom lại tàn phá được gấp 40 lần một nguyên tử Clo.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp kéo theo một lượng khổng lồ khí thải được xả thẳng ra môi trường mỗi ngày. Các chất thải công nghiệp bao gồm các loại khí độc như: CO2, Nito, Metan,… vẫn được đào thải ra mỗi trường hàng ngày với nồng độ vô cùng lớn. Đây đều là những chất gây ra ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozon.

Lỗ thủng tầng Ozon ở Nam Cực mở rộng chưa từng có

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), lỗ thủng tầng Ozon ở Nam Cực đã mở rộng 26 triệu km vuông, lớn nhất từ trước đến nay. Đơn vị đang giám sát lỗ thủng tầng Ozon bằng công cụ Copernicus Sentinel, lỗ thủng năm nay ở Nam Cực đã đạt kích thước cực đại vào ngày 16-9, lên tới 26 triệu km2.

Diện tích này gần bằng diện tích của cả lục địa Bắc Mỹ hoặc tương đương với diện tích của hai quốc gia rộng lớn là Nga và Trung Quốc cộng lại. Đó cũng là diện tích rộng gấp đôi Nam Cực, là lục địa mà lỗ thủng hiện diện ngay bên trên.

Ban-do-the-hien-do-day-cua-tang-ozone-cho-thay-mot-lo-thung-rong-lon-phia-tren-Nam-Cuc-va-Nam-Dai-Duong
Bản đồ thể hiện độ dày của tầng Ozon cho thấy một lỗ thủng rộng lớn phía trên Nam Cực và Nam Đại Dương

Tờ Live Science dẫn lời nhà nghiên cứu Antjel Inness từ Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu (ECMWF): “Lỗ thủng tầng Ozon năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8. Đó là một trong những lỗ thủng lớn nhất từng được ghi nhận”. Các chuyên gia cho rằng lỗ thủng này trong tầng Ozon – lá chắn bảo vệ Trái đất – có thể do vụ phun trào núi lửa Tonga vào đầu năm 2022, theo trang tin Live Science.

Nui-lua-Tonga-phun-trao
Núi lửa Tonga phun trào

Năm 1985, các nhà nghiên cứu phát hiện những lỗ thủng lớn xuất hiện ở tầng Ozon phía trên các vùng cực của Trái đất. Giai đoạn này, Chlorofluorocarbons (CFC) – một loại hóa chất phổ biến được sử dụng trong bình xịt, vật liệu đóng gói và tủ lạnh – bị xem là thủ phạm làm suy giảm tầng Ozon.

Năm 1989, cộng đồng quốc tế cấm CFC, giúp nồng độ Ozon phục hồi theo thời gian.

Tuy nhiên lượng Ozon phía trên các cực vốn đã hạn chế, nên khi không khí lạnh tạo ra các đám mây tầng bình lưu vùng cực (PSC – những đám mây cực cao được tạo thành từ các tinh thể băng nhỏ đôi khi có màu cầu vồng) càng làm cạn kiệt tầng Ozon. Do đó, nhiều khoảng trống trong tầng Ozon vẫn hình thành phía trên các vùng cực trong những tháng mùa đông ở mỗi bán cầu.

Hiện tượng lớp “áo giáp” của Trái Đất bị thủng lỗ từ lâu đã được xác định chủ yếu là do hoạt động công nghiệp của con người giải phóng ngày một nhiều các khí nhà kính độc hại.

Năm 2023, một thảm họa thiên nhiên đã đóng góp vào lỗ thủng này: Vụ phun trào núi lửa Tonga (Hunga Tonga-Hunga Ha’apai) ở Nam Thái Bình Dương. Ước tính sức mạnh của cú bùng nổ núi lửa Tonga mạnh gấp 100 lần quả bom nguyên tử Mỹ từng thả xuống Hiroshima và tạo ra đợt phun trào cao nhất từng được ghi nhận hồi tháng 1-2022, khiến hơn chục quốc gia phát đi cảnh báo sóng thần.

Các nhà nghiên cứu của ESA cho biết mặc dù lỗ thủng tầng Ozon hiện tại là một trong những lỗ thủng lớn nhất từng thấy, nhưng mọi người không cần hoảng sợ. Vì khu vực bên dưới lỗ thủng phần lớn không có người ở và nó sẽ đóng lại hoàn toàn trong vòng vài tháng. 

Họ nói thêm rằng nếu mức CFC vẫn ở mức thấp, tầng Ozon sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2050.

Sự kiện El Nino vào năm nay cũng đóng vai trò không nhỏ trong vụ việc nhưng hiện tại mối liên hệ chưa rõ ràng.

Bảo vệ tầng ozone, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu

Để bảo vệ cũng như ngăn chặn tình trạng thủng tầng Ozon, trước tiên mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, tích cực thực hiện một số biện pháp thiết thực dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân và các loại khí gây thủng tầng Ozon trong hoạt động sản xuất
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nông nghiệp
  • Xử lý nghiêm các khu công nghiệp, các nhà máy xả khí thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường
  • Giảm thiểu việc sử dụng phương tiện giao thông hoạt động bằng xăng, dầu.
  • Nâng cao ý thức tuyên truyền cho người dân nhằm ngăn chặn, lên án, tố cáo và xử phạt các hành vi xấu gây hại cho môi trường.
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, gió, sóng biển
  • Cần có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ trong những khu công nghiệp, nhà máy…để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển
  • Nâng cao và triển khai hoạt động giáo dục, tư vấn cũng như tuyên truyền ngăn chặn các việc làm xấu có hại cho môi trường
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại bao bì bằng nhựa xốp, thay thế khi dùng các loại làm từ gỗ, giấy, vải,..
Bao-ve-tang-ozone-lam-cham-lai-qua-trinh-bien-doi-khi-hau
Bảo vệ tầng ozone, làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu

Tầng Ozon được coi như là một tấm lá chắn để bảo vệ trái đất trước sự tác động từ các yếu tố gây hại bên ngoài. Vì thế, nếu hiện tượng thủng tầng ozon xảy ra sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của động – thực vật cũng như con người.

Xem thêm các bài viết liên quan: Tín chỉ Carbon – “Chìa khóa vàng” phát triển Kinh tế xanh
Indonesia: Vấn nạn ô nhiễm không khí
TP.HCM: Xây dựng TP xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Thông tin liên hệ: 
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

What’s next?

cop-29-2024
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) trở thành một sự kiện quan trọng, quy tụ tập sự tham gia của hơn 190 quốc gia và Liên minh Châu Âu. COP29 được tổ chức tại Baku, Azerbaijan vào tháng 11 năm 2024, là dấu mốc mới trong công cuộc đấu tranh chống biến…
Đọc thêm
nha-may-xu-ly-nuoc-thai-kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đầu tư gần 6000 tỷ đồng, rộng hơn 33 ha là một trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 34.000 m3/h. Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện đang trong giai đoạn 2, thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động vào tháng…
Đọc thêm
anh-huong-bien-doi-khi-hau-len-toan-cau
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái đất và cuộc sống con người trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nắng nóng gay gắt đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Việt Nam cũng không ngoại lệ, phải đối mặt với tình trạng nắng nóng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. [caption id="attachment_3353" align="aligncenter" width="640"] Toàn cầu nóng lên do Biến đổi khí hậu[/caption] Xem…
Đọc thêm
kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Hơn 10 năm trước, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng để cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hứa hẹn một không gian xanh mát giữa lòng đô thị. Tuy nhiên, thực tế ngày nay lại là một hình ảnh đau lòng khi kênh này phải gánh chịu sự tấn công của một lượng rác thải khổng lồ. Mặc dù bờ bên đã được cải tạo, nhưng rác thải sinh hoạt như chai nhựa, túi nilon và xốp ngày càng làm mất đi vẻ đẹp và ý nghĩa của dự án. Điều đáng…
Đọc thêm
hoi-nghi-thuong-dinh-COP28-UAE-2023-VietNam

Việt Nam cam kết tại COP28

Tháng mười hai 28, 2023
COP28 hay Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đã diễn ra tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023. Hội nghị tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến biến đổi khí hậu. Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu được thảo luận và ký kết vào năm 1992 tại Hội nghị Rio de Janeiro. [caption id="attachment_2836" align="aligncenter" width="1920"] Việt Nam cam kết tại COP28[/caption] COP là gì? COP là…
Đọc thêm
nong-len-toan-cau
Sự nóng lên toàn cầu là một tấm thảm phức tạp được dệt thành kết cấu của hệ thống khí hậu hành tinh chúng ta. Với sự nóng lên nhanh hơn bao giờ hết trong những năm vừa qua, nó đã trở thành một thách thức môi trường nghiêm trọng của thời đại ngày nay, gây áp lực rất lớn đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Sự nóng lên toàn cầu Sự nóng lên toàn cầu là sự nóng lên lâu dài của bề mặt Trái đất được quan sát kể từ thời kỳ tiền công nghiệp…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.