Skip to content

Chính phủ điện tử và Chính phủ số tại Việt Nam

Tháng tám 25, 2023

Trong thời gian gần đây, khái niệm Chính phủ số thường xuyên được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông với vai trò là chiến lược phát triển mà nhiều quốc gia đang hướng đến. Sự ra đời của Chính phủ số cung cấp cho các ban, ngành, chính phủ, doanh nghiệp và người dân những thông tin và dịch vụ tự động hoá đầy tiện ích, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội.

Hiểu được tầm quan trọng của Chính phủ số và với tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý và điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Chinh-phu-so
Chính phủ điện tử và Chính phủ số Nguồn: infographics.vn

Định nghĩa

Chính phủ điện tử và Chính phủ số là hai khái niệm quan trọng trong Chiến lược, là định hướng cũng như mục tiêu của quá trình chuyển đổi số nhà nước.

Chinh-phu-so-ilotusland
Chính phủ điện tử và Chính phủ số

Đặc điểm của chính phủ điện tử là sự chuyển đổi các dịch vụ hành chính công đã có thành dịch vụ trực tuyến. Trong khi đó, chính phủ số tập trung vào việc cải cách và chuyển đổi mô hình dựa trên thông tin trong đó các dịch vụ công được gắn kết chặt chẽ vào các tác vụ hằng ngày của công dân.

Với bản chất là chính phủ điện tử được bổ sung và tối ưu những hoạt động (an toàn thông tin, phát triển dịch vụ,…), việc xây dựng chính phủ số chính là phát triển chính phủ điện tử.

Thách thức trong xây dựng chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức khi tạo ra sự thay đổi trong cách thức tiếp cận và thói quen vận hành của mỗi tổ chức:

  • Việc chuyển các quy trình hành chính công sang môi trường công nghệ đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng số cho người dân, sau đó là tạo thói quen và văn hóa sống trong môi trường số.
  • Ngoài ra, khi chính phủ chuyển hoạt động từ môi trường bàn giấy truyền thống lên môi trường số, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cá nhân cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
  • Đối với mỗi doanh nghiệp, sự thay đổi đòi hỏi triển khai các giải pháp công nghệ số, và sẵn sàng để triển khai các hoạt động hoàn toàn mới để bắt kịp các xu hướng công nghệ và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Để vượt qua các thách thức và hạn chế các rủi ro trong quá trình triển khai, chiến lược đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số, các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia, dữ liệu số quốc gia, các ứng dụng, dịch vụ quốc gia và bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Những thành quả đạt được

Đại dịch COVID-19 đã chứng minh vai trò quan trọng của Chính phủ điện tử trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn kết xã hội và duy trì sự ổn định của quốc gia trong thời điểm khó khăn. Đại dịch cũng được coi là cú hích để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam ra nhanh hơn, tạo tiền đề để Chính phủ điện tử tiếp tục phát huy vai trò sau dịch bệnh và phát triển lên Chính phủ số theo mục tiêu Chiến lược chính phủ đề ra.

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực triển khai các dự án xây dựng Chính phủ điện tử và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng. Cụ thể, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được làm sạch, chuẩn hóa và sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ của hơn 90 triệu người dân (92% dân số); dự án Sản xuất, cấp CCCD đã cấp cho hơn 50 triệu thẻ. Việc này giúp cắt giảm chi phí, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công

Những nỗ lực xây dựng chính phủ điện tử ở nước ta cũng đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2020 của Liên hợp quốc, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có chỉ số EGDI ở mức cao so với trung bình thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6 trong 11 nước, sau các nước: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines.

Tiềm năng

Tính đến năm 2021, Việt Nam đã có đến 53 triệu người tiêu dùng số (Theo báo cáo SYNC ĐNA), tức là cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng Việt Nam đều được tiếp cận kỹ thuật số. Ngoài ra, trên 60% các doanh nghiệp đã và đang sử dụng các nền tảng và công cụ số trong hoạt động kinh doanh của mình (Theo Ngân hàng thế giới, 2021).

Điều này nói lên Việt Nam có khả năng hòa nhập vào môi trường số cao và đây cũng là lí do chuyển đổi số ở các cấp, ban ngành và doanh nghiệp cần được tăng tốc để đáp ứng nhu cầu thị trường.


Thông tin liên hệ:
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

What’s next?

green-industrial-park-khu-cong-nghiep-xanh
Khu Công Nghiệp Xanh (KCNX) đang nổi lên như một xu hướng phát triển bền vững quan trọng trong giai đoạn 2025 – 2030, khi Nhà nước đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường và hướng đến việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. [caption id="attachment_3908" align="aligncenter" width="1980"] Khu Công Nghiệp Xanh : Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Nổi 2024[/caption] Mô hình phát triển xanh không chỉ là phản ứng trước các yêu cầu cấp bách về môi trường mà còn là bước tiến chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các…
Đọc thêm
Trong bối cảnh hiện nay, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề được chính phủ, các tổ chức xã hội và cộng đồng đặc biệt quan tâm. Theo các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các vấn đề về ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và chất thải rắn đang có xu hướng gia tăng do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng và việc khai thác tài nguyên không bền vững. Trước tình hình đó, yêu cầu về việc giám sát, kiểm soát và bảo…
Đọc thêm
tet-trung-thu-2024-ilotusland-3
Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là một trong những dịp lễ đặc biệt nhất trong năm, mang theo những giá trị tinh thần cao đẹp về sự gắn kết và yêu thương. Đó là thời khắc mà gia đình quây quần bên nhau dưới ánh trăng rằm, cùng chia sẻ những câu chuyện, những niềm vui và những món quà đầy ý nghĩa. Tại iLotusLand, chúng tôi luôn trân trọng và duy trì truyền thống tốt đẹp này bằng cách tổ chức tặng quà bánh Trung Thu đến toàn thể nhân viên và đối tác hằng…
Đọc thêm
KCN-VSIP-2-mo-rong-Binh-Duong
Trong gần ba thập kỷ qua, các khu công nghiệp tại Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế không thể đánh đổi với sự suy thoái của môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, sự phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Khởi đầu cho sự phát triển các khu công nghiệp xanh. Thách thức chuyển đổi xanh Phát triển khu công nghiệp xanh và bền vững là một…
Đọc thêm
ilotusland-connect-model-vi 1
Công nghệ IoT đang cách mạng hóa việc giám sát môi trường. Nhờ khả năng thu thập dữ liệu chính xác và kịp thời, IoT giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề ô nhiễm, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. So với các phương pháp truyền thống, IoT mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Cảm biến IoT (Sensor IoT) chính là đôi mắt của hệ thống giám sát môi trường. Những thiết bị nhỏ bé này liên tục thu thập…
Đọc thêm
nha-may-xu-ly-nuoc-thai-kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đầu tư gần 6000 tỷ đồng, rộng hơn 33 ha là một trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 34.000 m3/h. Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện đang trong giai đoạn 2, thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động vào tháng…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.