Skip to content

Lập Báo cáo Quan trắc môi trường định kỳ có cần thiết không?

Tháng Mười 2, 2023

Các hoạt động kinh doanh sản xuất của dự án đều có phát sinh nguồn ô nhiễm và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh. Vì thế, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần thực hiện một số hồ sơ môi trường. Trong đó có báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Quan trắc môi trường định kỳ là gì?

Quan trắc môi trường định kỳ là thường xuyên giám sát, theo dõi số lượng, diễn biến, thực trạng của các nguồn tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường khi đã được đưa vào sử dụng. Qua các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường là: đất, nước, không khí,…của mỗi dự án đã đi vào hoạt động, sau đó đánh giá tác động của nguồn ô nhiễm đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người. Đây cũng là cơ sở để đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường và phương án xử lý thích hợp.

Đây chính là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong các công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Tầm quan trọng của quan trắc môi trường định kỳ rất lớn, là quá trình thực hiện sau khi các dự án thực hiện đánh giá tác động môi trường. Nó giúp doanh nghiệp theo dõi cụ thể những tác động trong quá trình hoạt động, và đưa ra những đề xuất bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

Ni dung quan trc môi trường định k:

Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải quan trắc môi trường định kỳ 06 tháng/lần trong đó nội dung chính bao gồm:

  • Báo cáo các thông tin chung về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, các thay đổi trong quá trình hoạt động sản xuất 06 tháng gần nhất;
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số về không khí xung quanh, khí thải công nghiệp, nước thải; tần suất đo đạc, lấy mẫu 03 tháng/lần;
  • Nhận xét kết quả, doanh nghiệp cam kết khắc phục hoặc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường (trong trường hợp kết quả không đạt).

Mục đích của quan trắc môi trường định kỳ

Mục đích của việc báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty. Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh giúp công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Cụ thể:

  • Đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở.
  • Đánh giá mức độ tác động tới môi trường xung quanh và sức khỏe của nhân viên làm việc tại cơ sở.
  • Báo cáo quá trình giám sát, thực hiện, bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước.

Từ đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có chính sách, biện pháp phối hợp với doanh nghiệp nhằm bảo vệ môi trường.

Quan trắc môi trường định kỳ có ý nghĩa gì?

Quan trắc môi trường định kỳ có ý nghĩa như một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường:

  • Là công cụ kiểm soát chất lượng môi trường.
  • Là công cụ kiểm soát ô nhiễm.
  • Là cơ sở thông tin cho công nghệ môi trường.
  • Là cơ sở thông tin cho quản lý môi trường.
  • Là mắt xích quan trọng trong đánh giá tác động môi trường.

Thành phn môi trường và cht phát thi cn được quan trđịnh k.

  1. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển, nước mưa.
  2. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
  3. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
  4. Môi trường đất, trầm tích.
  5. Phóng xạ.
  6. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.
  7. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.
  8. Đa dạng sinh học.

Lợi ích của việc quan trắc môi trường định kỳ?

  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô Trung ương. Đóng góp vào việc thành lập báo cáo hiện trạng môi trường.
  • Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng điểm được quan trắc. Để phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
  • Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Các đối tượng cần lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là tên gọi mới thay thế cho tên gọi cũ là (báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43). Là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền như các chi cục bảo vệ môi trường, Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Các đối tượng cụ thể cần lập báo cáo quan trắc định kỳ:

  • Các doanh nghiệp sản xuất: nhà xưởng, nhà kho, các nhà máy, các công ty sản xuất,….
  • Khu công nghiệp: các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp.
  • Các cơ sở y tế: Bệnh viện; Thẩm mỹ viện, spa; Cơ sở xét nghiệm y khoa, Nha khoa, Phòng khám,…
  • Khu dân cư, đô thị: Các khu dân cư, khu đô thị, chung cư.
  • Khu xử lý rác thải: bãi chôn lấp, trạm trung chuyển, nhà máy đốt rác.
  • Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Các tòa nhà văn phòng cho thuê, địa ốc,…; Các công ty dịch vụ có ĐTM, đề án bảo vệ môi trường; Trung tâm thương mại.

Cơ quan phê duyệt báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

  • Sở Tài nguyên và Môi trường: Đối với các dự án, doanh nghiệp có đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường: Đối với các dự án, doanh nghiệp có đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường được Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
  • Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: Đối với các dự án, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền ủy nhiệm.

Tần suất báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hiện nay.

  • Các cơ sở có quy mô tương đương với các đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP: 3 tháng/01 lần
  • Các cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT: 06 tháng/01 lần.
  • Các cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.

Hình thức xử lý doanh nghiệp không lập hồ sơ quan trắc môi trường định kỳ.

  • Đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND Huyện: Cảnh cáo hoặc phạt tiền 500,000 – 1,000,000đ.
  • Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: phạt tiền từ 1,000,000 – 15,000,000đ.
  • Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp Tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền: Phạt tiền từ 10,000,000 – 15,000,000đ.
  • Đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ: phát tiền từ 15,000,000 – 20,000,000đ.
  • Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn Môi trường và Hồ sơ môi trường tương đương với thẩm quyền xác nhận của Bộ tài nguyên và Môi trường, các Bô, các cơ quan ngang Bộ: 20,000,000 – 40,000,000đ.

Hồ sơ cần thiết để đăng ký quan trắc môi trường.

  • Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợ đồng thuê đất.
  • Quyết định phê duyệt ĐTM/ KH BVMT/ ĐA BVMT.
  • Sổ đăng ký chủ nguồn CTNH
  • Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt.
  • Xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Tùy theo ngành nghề, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm, khác nhau.

iLotusLand – Giải pháp Lập Báo cáo định kỳ tự động tiện lợi

Bao-cao-dinh-ky-ilotusland
Báo cáo định kỳ iLotusLand

Với tính chất đặc thù của lĩnh vực môi trường, các báo cáo đều thực hiện theo chu kỳ và yêu cầu chính xác cao, việc lập báo cáo bằng thủ công là một việc vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức. Chính vì thế iLotusLand đã cho ra đời công nghệ phần mềm đắc lực vô cùng hiện đại giúp cho khách hàng tổng hợp được báo cáo nhanh chóng, đa dạng ngôn ngữ, đa dạng cách hiển thị với các dữ liệu chính xác đã được kiểm duyệt. Phần mềm luôn không ngừng tối ưu về giao diện và độ ổn định để có thể đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức.

Chúng tôi không ngừng sáng tạo và đầu tư về chất lượng sản phẩn để mang đến cho các bạn những tiện ích an toàn, tiện lợi và giá cả phải chăng nhất thị trường. iLotusLand hứa hẹn sẽ là nơi cung cấp các giải pháp quản lý dữ liệu quan trắc môi trường được tích hợp đầy đủ các tính năng tiện ích và hiệu quả cạnh tranh không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn là thị trường Quốc tế. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm nhiều tính năng hữu ích hơn thế nữa!

Xem thêm các bài viết liên quan: Top các lợi ích khi dùng báo cáo định kỳ tự động với iLotusLand
Cổng thông tin: Giải pháp của iLotusLand với môi trường
Tầm quan trọng của quan trắc môi trường với doanh nghiệp hiện nay

Thông tin liên hệ: 
Email: [email protected]
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

What’s next?

How-to-write-an-esg-report
Tự góc nhìn của một nhà đầu tư, một doanh nghiệp, hay thậm chí một cá nhân quan tâm đến bảo vệ môi trường và xã hội, việc hiểu và thực hiện báo cáo ESG (Environmental, Social, and Governance) không chỉ là một nhiệm vụ đơn thuần mà còn là một cam kết sâu sắc với sự phát triển bền vững. Trên con đường tiến tới một tương lai bền vững, việc phản ánh công việc của doanh nghiệp qua các chỉ số ESG đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhưng thực sự, để chúng ta hiểu được…
Đọc thêm
esg-tro-nen-quan-trong-hon-bao-gio-het-sau-tac-dong-cua-dich-covid-19
Dịch COVID-19 đã làm thay đổi cảnh quan kinh doanh toàn cầu, đẩy nhanh sự nhận thức về những thách thức môi trường, xã hội và quản trị mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là một nhu cầu mà còn trở thành một ưu tiên cấp bách, đồng thời tạo ra những cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị bền vững và thích ứng với thị trường…
Đọc thêm
ilotusland-on-clound-tram-quan-trac-khong-khi-xung-quanh-so-TNMT-Binh-Dinh
Trong thế giới ngày nay của công nghệ thông tin doanh nghiệp, có nhiều yếu tố mà một công ty phải xem xét cân nhắc rất kỹ để quyết định xem triển khai hạ tầng đám mây - On-Cloud có phải là lựa chọn phù hợp hay không. Ngược lại, cũng có nhiều công ty không thể triển khai On-Clound, thay vào đó doanh nghiệp phải triển khai On-Premise. On-Premise vs. On-Cloud là gì? Sự khác biệt quan trọng giữa on-premise và on-cloud, đồng thời phân tích những ưu điểm và rủi ro của từng mô hình là gì? Hãy…
Đọc thêm
quan-trac-moi-truong-la-gi-ilotusland
Quan trắc môi trường là quá trình sử dụng các phương tiện và thiết bị đo lường để thu thập dữ liệu về các yếu tố môi trường như không khí, nước, đất, chất thải, và tiếng ồn. Có 7 loại quan trắc môi trường chính: không khí, đất, nước, chất thải, tiếng ồn, trắc phổ và khí quyển; tất cả đều quan trọng để cung cấp thông tin chính về môi trường. Mục đích chính của quan trắc môi trường là đánh giá và theo dõi sự thay đổi trong môi trường và tác động của các hoạt động như…
Đọc thêm
le-cong-bo-doanh-nghiep-ben-vung-2023
Trong thời đại mà mối quan tâm về môi trường được đặt lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép tính bền vững vào chiến lược phát triển của mình. Phát triển kinh doanh bền vững không chỉ gắn liền với các giá trị đạo đức và môi trường mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh về lâu dài cho doanh nghiệp. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng của chiến lược phát triển kinh doanh bền vững là giám…
Đọc thêm
cong-khai-du-lieu-moi-truong-tai-Cty-Hung-Nghiep-Formosa
Công khai thông tin môi trường là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý và bảo vệ môi trường, mang lại sự minh bạch và trách nhiệm trong việc chia sẻ thông tin về tình trạng môi trường với cộng đồng. Điều này không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và duy trì một môi trường sống lành mạnh cho cả con người và tự nhiên. Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, với những thách thức như biến…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.