Skip to content

Tín chỉ Carbon – “Chìa khóa vàng” phát triển Kinh tế xanh

Tháng chín 26, 2023

“Kinh tế xanh” với “Thị trường tín chỉ Carbon” là những cơ chế tài chính góp phần mạnh mẽ vào việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết các thách thức môi trường. Sự kết nối song song này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững hơn theo xu hướng toàn cầu. Hãy cùng iLotusLand khởi xướng phong trào phát triển thị trường tín chỉ Carbon tại Việt Nam.

Kinh tế Xanh – Hướng đi bền vững

Biến đổi khí hậu hiện đang gây ra một số tác động có tiêu cực và phức tạp. Thế giới ngày càng nóng lên với tốc độ nhanh chóng, không những khiến nhiệt độ tăng, nước biển dâng mà còn khiến cho các thảm họa thiên tai biến động mạnh, tần suất nhiều và diễn biến bất thường hơn. Trong bối cảnh đó, phát triển “Kinh tế xanh” trở thành xu thế có tính tất yếu tại mỗi quốc gia.
Theo Ngân hàng thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050. Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, cộng với nền kinh tế có cường độ phát thải Carbon cao nhất ở châu Á, Việt Nam xác định phát triển kinh tế xanh là yêu cầu mang tính bắt buộc. Đây chính là con đường để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Phát triển nền kinh tế xanh, hướng đi bền vững
Phát triển nền kinh tế xanh, hướng đi bền vững

Tại sao doanh nghiệp phải kiểm soát phát thải?

Cuộc cách mạng kinh tế đã cho ra đời một khối lượng sản phẩm công nghiệp khổng lồ để phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhưng vấn đề này lại gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường rất lớn, nhất là về chất lượng không khí xung quanh. Vậy nên, nếu không có biện pháp thiết thực thì không khí môi trường xung quanh chúng ta sẽ ngày càng xấu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Bản chất của hệ thống kiểm soát phát thải là buộc các doanh nghiệp phải tăng đầu tư vào công nghệ, sản xuất để giảm phát thải trong dài hạn hoặc có cơ chế để doanh nghiệp tối ưu chi phí giảm phát thải nếu khó đầu tư trong ngắn hạn. Việc kiểm kê các nguồn khí thải thường rất quan trọng đối với các cơ sở, doanh nghiệp có mức phát thải gây ô nhiễm môi trường cao.

Thị trường tín chỉ Carbon – Triển vọng Kinh tế xanh tuần hoàn

Thị trường Carbon? Thuật ngữ này dạo gần đây đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến. Không chỉ là những người làm trong lĩnh vực sản xuất, môi trường mà gần như đang được biết đến rộng rãi hơn. Vậy lý do nào khiến thuật ngữ này trở thành một chủ đề thảo luận phổ biến trên toàn cầu? Cùng iLotusLand tìm hiểu qua một chút về thuật ngữ này nhé!

Tín chỉ carbon là một khái niệm quan trọng nhằm giảm thiểu tác động của con người lên hệ sinh thái. Thị trường tín chỉ carbon là sự trao đổi, mua bán tín chỉ giữa các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhằm mục tiêu chung là giảm lượng khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường. Việc tham gia vào thị trường carbon có thể giúp doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động của biến đổi khí hậu và mục tiêu bảo vệ môi trường.

  •  Tín chỉ Carbon

Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu nó (ví dụ như các công ty, khu công nghiệp) phát thải khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán Carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín ch, mỗi tín chỉ giới hạn lượng phát thải đến một tấn CO2. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ carbon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

  • Thị trường Carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua năm 1997. Theo đó, mỗi công ty, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì đơn vị đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Tóm lại, Thị trường tín chỉ carbon chính là một hệ thống giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia tham gia vào thị trường. Thị trường carbon được phân chia làm 2 loại, bao gồm thị trường bắt buộc và tự nguyện.

Cơ chế định giá carbon được áp dụng ở hai loại thị trường carbon
Các cơ chế định giá carbon được áp dụng trong hai loại thị trường carbon

Cơ sở hình thành thị trường tín chỉ Carbon

Theo nhiều kết quả quan trắc môi trường không khí, nồng độ bụi và khí thải độc hại tại các KCN, nhà máy sản xuất vẫn có chiều hướng gia tăng mạnh. Chưa kể quá trình quan trắc ở nước ta được thực hiện theo kiểu lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm với tần suất 2-6 lần/năm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đầu tư công nghệ xử lý khác nhau và đòi hỏi các yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành sao cho phù hợp với đặc tính nguồn thải. Cần đầu tư mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục để có thể kiểm soát, hạn chế các nguồn thải độc hại ra môi trường.

Với việc xây dựng và vận hành thị trường carbon trong nước, Việt Nam sẽ nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế, tạo cơ hội liên kết với thị trường carbon trên thế giới, trong khu vực cũng như tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon”

Tại Hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon” diễn ra ngày 6/9/2023 do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội thảo đề cập đến việc phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon sẽ là những ưu tiên cần thực hiện. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh bền vững theo xu thế toàn cầu, thúc đẩy việc bảo vệ môi trường song hành với phát triển kinh tế số.

Hoi-thao
Hội thảo tài chính xanh và thị trường tín chỉ Carbon, do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức ngày 6/9 tại TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ Carbon

Dự kiến trong tương lai, theo lộ trình thị trường Carbon trong nước sẽ thí điểm từ năm 2025, vận hành chính thức từ năm 2028. Mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 10,8 triệu tín chỉ Carbon tự nguyện được cung cấp, đi kèm với nhu cầu trao đổi, mua bán lớn. Sự hình thành thị trường Carbon giúp nước ta nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải Carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá Carbon quốc tế.

Hiện nay, không có tín chỉ được ban hành sẵn để giao dịch trên sàn, vì vậy các dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam hầu hết được thực hiện thông qua hợp đồng mua trước, nghĩa là bên có nhu cầu sẽ đặt hàng. Việc sớm thực hiện thị trường này đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như góp phần quan trọng trong phát triển và bảo vệ môi trường.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã đưa ra các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó có mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0 – Net Zero vào năm 2050”. Để thực hiện các cam kết một cách hiệu quả, các quốc gia, công ty và doanh nghiệp cần có những phương pháp để loại bỏ cùng một lượng carbon thải ra, hoặc sử dụng công nghệ thu giữ và lưu trữ, loại bỏ carbon tại nguồn phát thải nhằm tuân thủ các quy định pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm;

Lộ trình phát triển thị trường carbon nội địa theo Nghị định 06/ND-CP
Lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước theo Nghị định 06/NĐ-CP

Đối tượng tham gia thị trường tín chỉ Carbon

Những quy định đầu tiên trong khung pháp lý quản lý thị trường tín chỉ carbon có nhắc đến các đối tượng tham gia thị trường carbon trong nước bao gồm những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Đây là cơ sở để mở rộng không gian cho thị trường carbon tương lai. Tuy nhiên, dễ nhận thấy đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi tham gia vào thị trường này chính là các các cơ sở phát thải Khí nhà kính lớn.

iLotusLand chủ động tham gia thị trường tín chỉ Carbon

Lý do các công ty, doanh nghiệp nên tham gia thị trường tín chỉ Carbon

Giảm phát thải không chỉ nhằm giảm thiểu tác hại tới môi trường và hướng tới phát triển bền vững mà còn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh của quốc gia. Thị trường carbon ngày càng trở nên phổ biến vì đạt được kết quả giảm phát thải một cách hiệu quả và cho phép các doanh nghiệp được linh hoạt, chủ động trong lựa chọn biện pháp tuân thủ hạn ngạch phát thải, từ đó mang lại hiệu quả về chi phí trong cắt giảm phát thải.

Để có thể thích ứng và tham gia hiệu quả vào thị trường carbon, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp luật về phát triển thị trường carbon, nhằm chủ động cân đối năng lực và khả năng sẵn sàng tham gia thị trường khi đi vào vận hành, nhất là đăng ký tham gia trên sàn giao dịch tín chỉ carbon.

iLotusLand tổ chức Hội thảo “Tín chỉ Carbon và Kinh tế xanh”

iLotusLand đã tìm hiểu kỹ càng và quyết định đứng ra là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện hội thảo: Chia sẻ về “Tín chỉ Carbon và Kinh tế xanh” để có thể hiểu rõ hơn về “Tín chỉ Carbon” có vai trò như thế nào trong nền “Kinh tế Xanh”. Tại đây các công ty, doanh nghiệp có vừa thể trao đổi vừa được giải đáp thêm những băn khoăn về thị trường tín chỉ Carbon. Các bạn đọc nếu quan tâm về buổi hội thảo thì hãy cùng theo dõi và đồng hành cùng iLL để biết rõ hơn về thông tin sự kiện buổi hội thảo mà chúng mình sắp tổ chức nhé!

iLotusLand mong muốn giới thiệu và chia sẻ hợp tác với các doanh nghiệp có nhu cầu, từ đó tạo sự kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ, nỗ lực thúc đẩy trung hòa carbon trong tương lai và đưa ra các giải pháp giảm lượng khí thải carbon, giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

Đồng hành cùng iLotusLand để phát triển nền Kinh tế xanh một cách toàn diện nhất với thông điệp: “Chung một hướng đi – nhận nhiều lợi ích! 

 

Xem thêm các bài viết của chúng tôi: Cổng thông tin: Giải pháp của iLotusLand với môi trường
Thông báo – Tính năng hữu ích trong quản lý, vận hành
Nền tảng học máy: Nền tảng học máy iLotusLand là gì?

 


Thông tin liên hệ: 
Email: info@ilotusland.com
Hotline: +84 909 403 778
FacebookiLotusLand – Leading in Industrial IoT Solutions
Linked in: iLotusLand – The 1st IoT Platform in Vietnam

 

What’s next?

tet-trung-thu-2024-ilotusland-3
Trung Thu, hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là một trong những dịp lễ đặc biệt nhất trong năm, mang theo những giá trị tinh thần cao đẹp về sự gắn kết và yêu thương. Đó là thời khắc mà gia đình quây quần bên nhau dưới ánh trăng rằm, cùng chia sẻ những câu chuyện, những niềm vui và những món quà đầy ý nghĩa. Tại iLotusLand, chúng tôi luôn trân trọng và duy trì truyền thống tốt đẹp này bằng cách tổ chức tặng quà bánh Trung Thu đến toàn thể nhân viên và đối tác hằng…
Đọc thêm
green-industrial-park-khu-cong-nghiep-xanh
Khu Công Nghiệp Xanh (KCNX) đang nổi lên như một xu hướng phát triển bền vững quan trọng trong giai đoạn 2025 – 2030, khi Nhà nước đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường và hướng đến việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. [caption id="attachment_3908" align="aligncenter" width="1980"] Khu Công Nghiệp Xanh : Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Nổi 2024[/caption] Mô hình phát triển xanh không chỉ là phản ứng trước các yêu cầu cấp bách về môi trường mà còn là bước tiến chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các…
Đọc thêm
KCN-VSIP-2-mo-rong-Binh-Duong
Trong gần ba thập kỷ qua, các khu công nghiệp tại Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, những lợi ích về kinh tế không thể đánh đổi với sự suy thoái của môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, sự phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Khởi đầu cho sự phát triển các khu công nghiệp xanh. Thách thức chuyển đổi xanh Phát triển khu công nghiệp xanh và bền vững là một…
Đọc thêm
ilotusland-connect-model-vi 1
Công nghệ IoT đang cách mạng hóa việc giám sát môi trường. Nhờ khả năng thu thập dữ liệu chính xác và kịp thời, IoT giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện và xử lý các vấn đề ô nhiễm, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. So với các phương pháp truyền thống, IoT mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. Cảm biến IoT (Sensor IoT) chính là đôi mắt của hệ thống giám sát môi trường. Những thiết bị nhỏ bé này liên tục thu thập…
Đọc thêm
nha-may-xu-ly-nuoc-thai-kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đầu tư gần 6000 tỷ đồng, rộng hơn 33 ha là một trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 34.000 m3/h. Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện đang trong giai đoạn 2, thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động vào tháng…
Đọc thêm
giam-phat-khi-thai-nha-kinh
Ngành sản xuất và chế tạo chiếm 1/5 lượng khí thải carbon toàn cầu và 54% năng lượng sử dụng trên thế giới. Tất cả các ngành công nghiệp đều thải ra CO2, và đây không phải là điều mới mẻ đối với môi trường. Giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu Net Zero. Các nhà máy hoạt động sản xuất cần kiểm soát lượng khí thải carbon của họ đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường hiện hành và tương lai, giảm…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.