Skip to content

Việt Nam tham gia COP29: Thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu

Tháng mười hai 11, 2024

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) trở thành một sự kiện quan trọng, quy tụ tập sự tham gia của hơn 190 quốc gia và Liên minh Châu Âu.

COP29 được tổ chức tại Baku, Azerbaijan vào tháng 11 năm 2024, là dấu mốc mới trong công cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu, thú hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà lãnh đạo, nhà khoa học và cộng đồng quốc tế.

COP là gì?

COP (Conference of the Parties) là Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Đây là chuỗi các hội nghị thường niên, nơi các chính phủ đánh giá tiến độ toàn cầu trong việc thực hiện Thỏa thuận Paris và Công ước Khung, với mục tiêu chính là hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C, dựa trên những phát hiện khoa học mới nhất.

Hiện tại, có 198 bên tham gia (gồm 197 quốc gia và Liên minh châu Âu), chiếm gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế. Tại các kỳ COP, các nhà lãnh đạo thế giới họp mặt để đánh giá tiến trình và đàm phán các giải pháp tốt nhất nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mỗi kỳ họp COP là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới đánh giá tiến trình thực hiện các cam kết quốc tế như Thỏa được Paris và Công ước UNFCCC, đồng thời thảo luận các chiến lược mới để đối phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. Hội nghị COP29 sắp tới sẽ diễn ra tại Baku, Azerbaijan, vào tháng 11 năm 2024.

cop-29-2024

Các Hội nghị COP từ trước đến nay:

  1. COP1 được tổ chức vào năm 1995 tại Berlin, Đức
  2. COP2 diễn ra vào tháng 7/1996 tại Geneva (Thụy Sĩ)
  3. COP3 diễn ra tháng 12/1997 tại Kyoto (Nhật Bản)
  4. COP4 diễn ra vào tháng 11/1998 tại Buenos Aires (Argentina)
  5. COP5 diễn ra từ 25 /10 đến 5/11/1999, tại Bonn (Đức)
  6. COP6 diễn ra từ 13-25/11/2000, tại The Hague (Hà Lan)
  7. COP7 tháng 10-11 năm 2001, tại Marrakech, Morocco
  8. COP8 từ 23/10 tới 1/11/2002, tại New Delhi, Ấn Độ
  9. COP9 diễn ra vào ngày 1-12/12 năm 2003 tại Milan (Ý)
  10. COP10 diễn ra từ ngày 6 tới ngày 17/12/2004, tại Buenos Aires (Argentina)
  11. COP11 (hay COP 11/CMP 1) diễn ra từ 28/11 tới 9/12/2005, tại Montreal (Canada)
  12. COP12/CMP 2 diễn ra từ 6-17/11/2006 tại Nairobi (Kenya)
  13. COP13/CMP 3 diễn ra từ 3-17/12/2007 tại Nusa Dua, Bali (Indonesia)
  14. COP14/CMP 4 diễn ra từ 1-12/12/2008 tại Poznań (Ba Lan)
  15. COP15/CMP 5 diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) từ ngày 7-18/12/2009
  16. COP16/CMP 6 tại Cancún (Mexico) năm 2010
  17. COP17/CMP7 năm 2011 được tổ chức tại Durban (Nam Phi), từ 28/11-9/12/2011
  18. COP18/CMP 8 tại Doha (Qatar) từ ngày 26/11 đến 7/12/2012
  19. COP19/CMP9 được tổ chức tại Warsaw (Ba Lan) từ ngày 11-23/11/2013
  20. COP20/CMP 10 tại Lima (Peru) từ ngày 1-12/12/2014
  21. COP21/CMP 11 được tổ chức tại Paris (Pháp) từ 30/11-12/12 năm 2015
  22. COP22/CMP 12/CMA 1 được tổ chức tại Marrakech (Morocco) vào ngày 7-18/11 năm 2016
  23. COP23/CMP 13/CMA 2 được tổ chức Bonn (Đức) vào ngày 6-17/11/2017
  24. COP24/CMP 14 diễn ra tháng 11/2018
  25. COP25/CMP 15/CMA 4 sẽ được tổ chức vào cuối năm 2019 tại Chilê
  26. COP26 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh
  27. COP27 tổ chức tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 6 – 18/11/2022
  28. COP28 tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), từ ngày 1 – 10/12/2023
  29. COP29 tổ chức tại Baku, Azerbaijan (UAE), từ ngày 11-22/11/2024

Hội nghị COP29

COP29 đã thu hút ​​gần 70.000 nhà lãnh đạo thế giới, nhà đàm phán, quan sát viên và nhà hoạt động tham dự trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu đang là vấn đề báo động với mức nhiệt độ và lượng khí thải nhà kính toàn cầu được dự báo cao kỷ lục. Đây là diễn đàn để các quốc gia đưa ra những cam kết, hành động mới mạnh mẽ hơn trong đóng góp về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực; thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hướng tới thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Hội nghị COP29 có chủ đề Đoàn kết vì một thế giới xanh với hai trụ cột Nâng cao tham vọng và Kích hoạt hành động. Chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới xanh” đặt ra cho các nước cần thực hiện đúng cam kết cả về giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp tài chính, trong đó nhấn mạnh tinh thần đoàn kết để cùng thấu hiểu, cùng thực hiện vì một mục tiêu chung. Để đạt được mục tiêu cùa Thỏa thuận Pari (giữ mức tăng ở 2 độ C và cố gắng chỉ ở 1,5 độ C), các nước cần phải “nâng cao tham vọng” của mình để tương thích với mục tiêu và “kích hoạt hành động” để biến cam kết thành hiện thực.

chu-tich-cop29-phat-bieu
Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev phát biểu trong một cuộc họp tại Hội nghị COP29

Việt Nam tại hội nghị COP29

Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ tại COP29

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị COP29 tại Baku, Azerbaijan. Tại đây, Đoàn Việt Nam khẳng định quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ, chủ động tham gia các hoạt động quan trọng, đồng thời đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong phiên họp cấp cao, Việt Nam đã ủng hộ đề xuất cung cấp tài chính khí hậu với mức 1.000 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030. Mục tiêu này nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường một cách công bằng. Đoàn Việt Nam nhấn mạnh trách nhiệm của các quốc gia phát triển trong việc giảm mạnh mức phát thải, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” trước năm 2040, đồng thời kêu gọi sự hợp tác toàn cầu trong triển khai các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) giai đoạn mới.

dap-thuy-dien

Sự kiện về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu

Đoàn Việt Nam đã chủ trì một sự kiện bên lề về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP). Sự kiện này được phối hợp tổ chức cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), thu hút sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo, chuyên gia và đối tác quốc tế.

Kế hoạch cập nhật đã điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp, bao gồm 162 nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, và huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân. Các sáng kiến như mô hình phát triển sinh kế bền vững, thích ứng dựa vào tự nhiên, và thị trường các-bon cũng được nhấn mạnh như những giải pháp tiên phong.

nang-luong-gio

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Trong khuôn khổ COP29, Đoàn Việt Nam đã có các cuộc gặp song phương với đại diện của Vương quốc Anh, Singapore và nhiều đối tác khác. Việt Nam và Vương quốc Anh đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu, với nội dung trọng tâm là bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển thị trường các-bon, và thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Tại buổi làm việc với Singapore, hai bên đã thảo luận về các giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước, đồng thời tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến về xử lý nước thải và sử dụng nước tiết kiệm. Những sáng kiến này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn hướng đến xây dựng nền tảng hợp tác dài hạn giữa hai quốc gia.

Tái khẳng định cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP29

Phát biểu tại phiên họp cấp cao, Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này thể hiện trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, đóng góp cho sự phát triển bền vững toàn cầu và bảo vệ thế hệ tương lai.

thu-truong-bo-tnmt-le-cong-thanh-tai-cop29
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành – Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu tại Phiên họp cấp cao trong khuôn khổ Hội nghị COP29

COP29 một lần nữa khẳng định vai trò tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế, không chỉ là người tham gia mà còn là một quốc gia tiên phong trong các sáng kiến và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

What’s next?

nha-may-xu-ly-nuoc-thai-kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đầu tư gần 6000 tỷ đồng, rộng hơn 33 ha là một trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 34.000 m3/h. Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện đang trong giai đoạn 2, thuộc dự án vệ sinh môi trường TP.HCM, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào hoạt động vào tháng…
Đọc thêm
anh-huong-bien-doi-khi-hau-len-toan-cau
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái đất và cuộc sống con người trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nắng nóng gay gắt đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Việt Nam cũng không ngoại lệ, phải đối mặt với tình trạng nắng nóng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. [caption id="attachment_3353" align="aligncenter" width="640"] Toàn cầu nóng lên do Biến đổi khí hậu[/caption] Xem…
Đọc thêm
kenh-nhieu-loc-thi-nghe
Hơn 10 năm trước, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng để cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, hứa hẹn một không gian xanh mát giữa lòng đô thị. Tuy nhiên, thực tế ngày nay lại là một hình ảnh đau lòng khi kênh này phải gánh chịu sự tấn công của một lượng rác thải khổng lồ. Mặc dù bờ bên đã được cải tạo, nhưng rác thải sinh hoạt như chai nhựa, túi nilon và xốp ngày càng làm mất đi vẻ đẹp và ý nghĩa của dự án. Điều đáng…
Đọc thêm
hoi-nghi-thuong-dinh-COP28-UAE-2023-VietNam

Việt Nam cam kết tại COP28

Tháng mười hai 28, 2023
COP28 hay Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đã diễn ra tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023. Hội nghị tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến biến đổi khí hậu. Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu được thảo luận và ký kết vào năm 1992 tại Hội nghị Rio de Janeiro. [caption id="attachment_2836" align="aligncenter" width="1920"] Việt Nam cam kết tại COP28[/caption] COP là gì? COP là…
Đọc thêm
nong-len-toan-cau
Sự nóng lên toàn cầu là một tấm thảm phức tạp được dệt thành kết cấu của hệ thống khí hậu hành tinh chúng ta. Với sự nóng lên nhanh hơn bao giờ hết trong những năm vừa qua, nó đã trở thành một thách thức môi trường nghiêm trọng của thời đại ngày nay, gây áp lực rất lớn đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Sự nóng lên toàn cầu Sự nóng lên toàn cầu là sự nóng lên lâu dài của bề mặt Trái đất được quan sát kể từ thời kỳ tiền công nghiệp…
Đọc thêm
xu_phat_cong_ty_co_cong_nhan_tu_vong_vi_bui_phoi
Bụi phổi silic là 1 trong 28 bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng hàng đầu tại Việt Nam. Những người mắc phải căn bệnh này khó có thể sống qua tuổi 50. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo và nhắc nhở về tình hình nguy hiểm này, nhưng những sự việc nghiêm trọng vẫn xảy ra. Trong khoảng thời gian gần đây, 5 công nhân làm việc tại công ty sản xuất bột đá Châu Tiến đã tử vong do hít thở bụi chứa silic trong môi trường làm việc một khoảng thời gian dài. Đây cũng là hồi chuông…
Đọc thêm

Liên hệ ngay với iLotusLand

Tư vấn giải pháp giám sát và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường dễ dàng và hiệu quả.